Lá Tía Tô
Là cây rau thơm rất quen thuộc đối với mọi người. Cây được trồng nhiều ở nông thôn và thân lá, cành, hạt đều làm thuốc.
Có thể dùng tươi hay khô (phơi khô trong mát). Tía tô vị cay, mùi thơm, tính ấm có công dụng: trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương...
- Cảm sốt bí mồ hôi, ho tức ngực: Lá tía tô tươi 15g, 3 củ hành tươi cả rễ sắc nhỏ cho vào cháo nóng, ăn xong đắp cho ra mồ hôi. Lấy 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào lọc lấy nước uống.
- Trúng độc hay dị ứng thuỷ sản: Lá tía tô tươi sức nước uống nóng hoặc dùng tía tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp chỗ bị dị ứng.
- Bụng trướng: lấy lá tía tô giã nhuyễn vắt lấy nước cốt hoà với chút muối rồi uống một lần.
- Chảy máu ngoài da: dùng lá tía tô non,nhai nhuyễn đắp kín vết thương sau đó dùng lá tía tô khô hay tươi sao vàng, tán nhuyễn rắc lên vết thương.
- Cảm lạnh: dùng một nắm lá tía tô nấuvới nước uống hoặc dùng lượng lớn lá tía tô nấu với nước để xông, khi xông để chân vào thau nước.
- Bị lở loét: dùng lá tía tô già ngâm nước, giã nát đắp lên chỗ lở. - Cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi: hạt tía tô 12g, vỏ quít 8g, 3 củ gấu tẩm gừng sao khô, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng, 1lần/ngày. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Đờm: dùng hạt tía tô, hạt củ cải, hạt cải bẹ số lượng bằng nhau nấu với nước, thêm vài lát gừng, uống lúc nguội.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ