Mô hình kinh tế Làm trang trại trên đất đồi khô cằn

Làm trang trại trên đất đồi khô cằn

Tác giả Đức Huy, ngày đăng 11/06/2016

Làm trang trại trên đất đồi khô cằn

Vùng đồi núi ở đây lâu nay chưa ai nghĩ đến việc làm trang trại vì đất cằn cỗi nên chỉ trồng mía, sắn hoặc cây keo.

Làm chuyện chưa ai nghĩ đến

Thế mà anh Hóa đã biến cả khu đồi hơn 3 ha thành trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Riêng về chăn nuôi, anh Hóa nuôi vịt trời, gà thả vườn và gà H’Mông của người dân ở vùng Tây Bắc. Anh kể: “Mình thấy mô hình nuôi khá thành công của một người dân ở Bắc Giang. Người này đã thuần hóa vịt trời để nuôi thành vịt thành phẩm, thu nhập bạc tỉ. Và cũng chính sự thú vị của mô hình chăn nuôi này đã thu hút mình”. Tháng 7.2015, anh Hóa ra Đà Nẵng nhờ một người bạn thân, tìm mua 25 con vịt trời giống thuần chủng về nuôi. “Mình vừa nuôi thử nghiệm để tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, quy trình ấp, úm vịt con. Khi đã hiểu rõ, mình quyết định nhân giống số lượng nhiều, mở rộng quy mô chăn nuôi thành trang trại”, anh Hóa nói.

Trên diện tích 3 ha đất, anh Hóa dành 700 m2 để xây chuồng trại, rào lưới thép B40 chia thành nhiều khu nuôi với chi phí ban đầu hơn 40 triệu đồng. Anh dành 2 khu để nuôi vịt trời. Chuồng vịt trời khá đơn sơ, mỗi khu nuôi anh xây bể xi măng để chứa nước cho vịt tắm rửa, bên trên phủ lưới để vịt khỏi bay ra ngoài. Anh Hóa tâm tình: “Đặc tính của chúng là sống bầy đàn, nếu con nào bay ra ngoài thì nó cũng tìm cách bay vào ở cùng bầy. Chi phí nuôi rất ít so với vịt thường vì mức ăn của vịt trời bằng 1/3 vịt thường. Thức ăn chủ yếu là lúa, cây chuối... mà mình tận dụng xung quanh trang trại”. Hiện trang trại của anh có khoảng 80 con vịt đẻ, hơn 500 vịt trời thương phẩm. Nhờ nắm rõ quy trình ấp nên tỷ lệ trứng nở thành công hơn 85% và hiện nay, mỗi tuần anh Hóa cho ra lò khoảng 50 - 70 vịt con.

Tự tạo cơ hội: Làm trang trại trên đất đồi khô cằn - ảnh 1

Trong khi lúa, tôm và nhiều vườn cây ăn trái bị thiệt hại nặng nề bởi hạn mặn thì cây lác vẫn sống khỏe, đem lại thu nhập cao cho người dân H.Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Không chỉ chăn nuôi

Theo anh Hóa, vịt trời rất dễ nuôi, thích nghi với thời tiết, khí hậu ở miền núi Phú Yên. Do có sức đề kháng tốt, khả năng tăng trọng cao nên chỉ khoảng 4 tháng, vịt đạt trọng lượng bình quân 1,2 kg/con. Thịt vịt trời thơm, ngon nên giá bán hơn vịt thường. “Giá hiện nay mình xuất bán từ 230.000 - 250.000 đồng/con tùy nhu cầu của khách hàng. Khách hàng ở Đà Nẵng họ yêu cầu cung cấp vịt thịt loại 1 kg/con”, anh Hóa nói. Không chỉ cung cấp vịt thịt, anh còn cung cấp cả vịt giống, tư vấn kỹ thuật nuôi...

Ngoài nuôi vịt trời, anh Hóa còn đầu tư nuôi 700 con gà ta ở địa phương và hơn 50 con gà H’Mông thuần chủng. Gà H’Mông có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc. Đây là giống gà quý hiếm thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, với hàm lượng a xít amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, tim mạch. Bước đầu, anh đã ấp thành công trứng gà giống H’Mông. Loại gà này cũng thích nghi với khí hậu miền núi Phú Yên, đang phát triển tốt, không bệnh tật.

Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh còn đa dạng trang trại bằng những cây trồng khác nhau. “Diện tích còn lại, mình trồng chuối, cam, quýt, bưởi và bơ với mong muốn phủ xanh toàn bộ vùng đất đồi này”, anh Hóa khoe.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phước, cho biết: Anh Hóa là người tiên phong thử nghiệm mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt trên vùng đất đồi núi, đặc biệt là nuôi vịt trời. Trang trại của anh Hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế và đang mở rộng quy mô lớn hơn.


Thu nhập cao nhờ trồng luân canh Thu nhập cao nhờ trồng luân canh Thoát nghèo nhờ nuôi nai và trồng rau màu Thoát nghèo nhờ nuôi nai và trồng rau…