Mô hình kinh tế Làng bánh tráng trăm tuổi

Làng bánh tráng trăm tuổi

Ngày đăng 01/12/2015

Làng bánh tráng trăm tuổi

Làng nghề bánh trắng trăm tuổi: Giữ nghề, giữ nhà

Cuối tháng 10 âm lịch, thời điểm này thời tiết ở Quảng Bình bắt đầu hanh khô, cũng là lúc người làng Tân An bước vào vụ cao điểm làm bánh tráng để phục vụ thị trường dịp tết.

Hàng trăm lò bánh đỏ lửa suốt ngày đêm, trong nhà ngoài ngõ tràn ngập những phên bánh tráng cong tròn ưỡn mình dưới nắng, thơm nức mùi vừng và gạo…

Bước vào vụ tết, bánh tráng được phơi khắp làng Tân An Làng nghề Tân An.

Tân An đất chật người đông, nhà cửa san sát nhau, đất sản xuất nông nghiệp cũng rất ít ỏi.

Thế nên nhiều năm trước dân làng đã nghĩ ra nghề làm bánh tráng để tăng thêm thu nhập.

Ông Lâm Mậu – Trưởng thôn Tân An dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Huệ và chị Phan Thị Bình, một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nhưng làm bánh giỏi trong làng.

Anh Huệ bị mất một chân trong một lần bị tai nạn.

“Họa vô đơn chí”, chị Bình trong một lần đi giao bánh gặp lúc trời mưa cũng bị tai nạn nằm liệt giường.

Cuộc sống hai vợ chồng bỗng chốc lâm vào cảnh khốn cùng.

Không thể ngồi chờ chết, anh Huệ dù mất một chân vẫn bám lấy nghề làm bánh và nay đã trở thành nghệ nhân tráng bánh giỏi nhất làng, 1 phút tráng được 15 cái bánh (nhanh hơn người bình thưởng 5 cái).

Cuộc sống gia đình anh Bình dần ổn định, 2 đứa con được ăn học đầy đủ.

“Khi 2 vợ chồng liên tiếp gặp nạn, cuộc sống của gia đình tui tưởng đã vào ngõ cụt.

Chính cái nghề của ông cha để lại đã cứu gia đình tôi” – anh Huệ tâm sự.

Đưa bánh tráng vươn xa

Sau hàng trăm năm, người dân làng Tân An đã coi nghề làm bánh tráng là nghề chính chứ không còn là nghề phụ lúc nông nhàn.

Theo ông Lâm Mậu, mặc dù tồn tại đã hàng trăm năm, nhưng đến nay làng nghề vẫn làm thủ công, phụ thuộc rất lớn vào thời tiết.

Cũng vì làm thủ công nên sản lượng bánh làm ra nhỏ lẻ và thường bị thương lái ép giá.

Tháng 10.2010, chị Phan Thị Cẩm Tú, một người làng Tân An đã đứng ra thành lập HTX Bánh mè xát Tân An với mục đích đưa thương hiệu bánh tráng của làng đi xa hơn, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân Tân An.

Từ khi đi vào hoạt động, HTX chịu trách nhiệm mua nguyên liệu về chia cho xã viên và cũng là đầu mối thu mua sản phẩm bánh tráng của bà con, đóng gói sản phẩm với thương hiệu bánh mè xát Tân An đem đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, HTX còn đầu tư máy làm bánh, nâng cao sản lượng nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng như bánh làm thủ công.

Theo chị Tú, hiện nay HTX và người dân làng Tân An sản xuất được 10 loại bánh.

Toàn làng có gần 40 máy làm bánh, mỗi máy sử dụng 7-10 nhân công, trong đó có một số công đoạn đơn giản nên sử dụng được nhiều lao động ngoài độ tuổi.

Từ khi có HTX, thu nhập của người làm nghề ổn định và tăng cao hơn.

Hiện trung bình mỗi lao động ở Tân An có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, những tháng gần tết, mỗi lao động có thể thu nhập trên dưới 15 triệu đồng.

Nếu trước đây bánh tráng Tân An chỉ gói gọn tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh thì nay đã vươn xa ra nhiều địa phương, trở thành một thương hiệu bánh tráng được đông đảo khách hàng biết đến và ưa chuộng.

Từ khi có HTX, thu nhập của người làm nghề ổn định và tăng cao hơn.

Hiện trung bình mỗi lao động ở Tân An có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, những tháng gần tết, mỗi lao động có thể thu nhập trên dưới 15 triệu đồng.


Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền… Rau màu giá cao, nông dân tích cực xuống giống Rau màu giá cao, nông dân tích cực…