LH12 năng suất, chất lượng
Sạch bệnh
Chúng tôi đến xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội vào một ngày mưa nặng hạt, nhưng các đại biểu vẫn quyết định đội áo tới thăm mô hình SX lúa LH12 tại thôn Vũ Ngoại, ngay trước cổng UBND xã.
Cầm chiếc loa cầm tay mini, ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ nhiệm HTXNN thôn Vũ Ngoại, hồ hởi khoe về giống lúa mới.
Vụ mùa năm nay thời tiết cực kỳ bất lợi. Mặc dù bà con gieo mạ vào ngày 5/6, nhưng do mưa nhiều gây ngập úng nên mãi đến 30/6 nông dân mới xuống đồng cấy được.
Vũ Ngoại không phải là địa phương điển hình trong thâm canh lúa, tập quán SX vẫn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm là chính. Do đó, mật độ gieo cấy khá thưa so với yêu cầu kỹ thuật; suốt từ đầu đến cuối vụ, bà con chưa phun một giọt thuốc BVTV nào.
Thế mà trên cánh đồng rộng 5 ha SX lúa LH12 hầu như không có dấu hiệu của dịch bệnh, chỉ lác đác một vài điểm nhiễm nhẹ bạc lá.
Ông Nhuần khẳng định năng suất lúa đạt khoảng 2 tạ/sào. Với địa phương, đây là một thắng lợi lớn, bởi những năm trước, năng suất vụ mùa thường chỉ đạt tối đa 1,8 tạ/sào. Đó là chưa kể thuốc BVTV bỏ ra rất lớn (mỗi vụ ít nhất 3 - 4 đợt phun).
“Vụ chiêm vừa rồi, bà con bắt đầu cấy thử 3 ha lúa LH12 cũng không cần mua gói thuốc BVTV nào.
Ăn cơm rất ngon, dẻo, thơm nhẹ nên sang vụ mùa, người dân mở rộng thêm 2 ha. Năm sau chúng tôi dự định sẽ mở rộng diện tích trồng LH12 lên 30 ha”, ông Nhuận nói.
Tuy nhiên, theo ông Nhuận, măc dù là giống lúa ngắn ngày, nhưng nhược điểm của giống LH12 là thời gian sinh trưởng khá dài (dài hơn 7 ngày so với các giống lúa khác) nên khó bố trí cơ cấu giống trong vụ đông.
Tưởng mất trắng, nhưng vẫn thắng
Tới cánh đồng của xã Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), chúng tôi lại nghe được câu chuyện khác khá thú vị.
Chủ nhiệm HTXNN Tế Tiêu, ông Nguyễn Văn Dự kể, năm nay bà con cấy lúa LH12 ngày 22/6, chỉ vài ngày sau chuột phá nát bét. Tỷ lệ thiệt hại khoảng 60%.
Bà con phải đi dặm để bổ sung vào khu đất trống. Khi lúa đang thì con gái thì chuột lại phá tiếp lần nữa. Ai nấy ra đồng cũng lắc đầu than thở: “Thôi thế là trắng tay!”.
Đến thời điểm lúa trỗ, mưa lại xuất hiện nhiều nên niềm hi vọng của nông dân càng bị vùi dập.
Nào ngờ, khả năng đẻ nhánh của LH12 khỏe đến kinh ngạc, chẳng mấy chốc đã lấp hết khoảng trống do chuột phá và đơm bông kết hạt. Bà con cũng chỉ phun thuốc BVTV đúng 1 lần.
“Vừa rồi, Phòng Kinh tế huyện về đánh giá năng suất lúa và khẳng định rằng, lúa LH12 vụ mùa năm nay đạt 2,2 tạ/sào. Bà con phấn khởi lắm, vì chất lượng gạo chỉ kém chút ít so với Bắc thơm 7, bán lúa với giá 6.800 đồng/kg không khó.
Theo PGS.TS Lê Khả Tường, PGĐ Trung tâm Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN), mặc dù giống lúa LH12 chưa được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức, nhưng đơn vị tác giả giống và TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã đàm phán để tiến tới chuyển nhượng bản quyền giống với giá trị nhiều tỷ đồng.
Điều quan trọng là giảm công lao động và chi phí thuốc BVTV do LH12 hầu như không có sâu bệnh hại”, ông Dự nói.
Tại xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, lúa LH12 được gieo cấy trên diện tích 10 ha, tại 2 xứ đồng có điều kiện SX hoàn toàn trái ngược nhau. Tại đội 4 là cánh đồng chân vàn và vàn cao; đội 6 là ruộng trũng để phân tích độ cứng của cây.
Tại cánh đồng đội 4, LH12 phát triển rất mãnh liệt, do bộ lá đứng nên bông khoe, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt lúa màu vàng sáng, độ đồng đều cao.
Dự kiến năng suất đạt khoảng 61 tạ/ha (riêng vụ xuân đạt 67 - 68 tạ/ha). Thông thường, vào vụ mùa, dịch bệnh hại phát triển rất mạnh trên cây lúa nhưng với LH12 thì không, rất sạch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Thức, Chủ nhiệm HTXNN Đông Lỗ cho biết: "Đối với diện tích lúa LH12 trồng tại khu đồng trũng, hiện tượng lúa đổ vào cuối vụ rất phổ biến. Do đó, nhưng vụ sau, chúng tôi khuyến cáo bà con chỉ nên trồng ở những ruộng chân vàn, vàn cao".
Ông Trương Văn Hiền, TGĐ Cty CP TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An, đơn vị thực hiện nhiều mô hình liên kết, tiêu thụ lúa LH12 với nông dân các tỉnh Nam Định, Hà Nam chia sẻ, hiện lúa LH12 bán tại Diễn Châu (Nghệ An) đạt khoảng 8.000 đồng/kg, cao hơn cả Bắc thơm 7.
Mặc dù LH12 không thơm và dẻo bằng Bắc thơm 7, nhưng số lần phun thuốc BVTV lại thấp hơn nhiều, nông dân thích ăn vì đó là gạo sạch.
Còn Bắc thơm 7 chủ yếu được nông dân trồng để bán vì nhiễm nặng sâu bệnh vào vụ mùa, đặc biệt là bạc lá. Tại Hà Nam, mô hình SX lúa LH12 do Cty phối hợp với nông dân thực hiện cũng đạt năng suất 65 tạ/ha/sào vào vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ