Liên kết sản xuất lúa ở Đồng Tháp
Xác định thực hiện chuỗi liên kết là chìa khóa giúp nông dân chủ động hơn trong tiêu thụ lúa, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều giải pháp thiết thực dành cho loại cây trồng này.
Trong ảnh: Nông dân và DN cần san sẻ khó khăn và hài hòa lợi ích trong thực hiện chuỗi liên kết
Hiện nông dân đang vào giai đoạn cao điểm thu hoạch vụ lúa ĐX 2016-2017. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết làm năng suất lúa năm nay giảm hơn so với cùng kỳ những năm trước nhưng bù lại giá lúa khá cao và ổn định. Đây cũng là tiền đề giúp cho chuỗi liên kết tiêu thụ lúa ở các huyện được thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn so với những năm trước.
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp hiện tại đã có hơn 2.300ha lúa ở các huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự đã được liên kết tiêu thụ với mức giá khả quan. Đặc biệt trong năm nay, các giống lúa cao sản được đánh giá có ưu thế hơn nhiều so với các giống lúa thường. Thời điểm hiện tại, giống lúa VD – 20 được doanh nghiệp thu mua tại ruộng có giá dao động từ 6.800 – 7.000 đồng/kg, lúa Jasmine 85 có giá từ 5.500 – 5.600 đồng/kg, trong khi đó lúa IR 50404 chỉ dao động ở mức giá 4.800 đồng/kg. Một số huyện thị khác cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch.
Trong vụ mùa này, phương thức liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa DN và nông dân của có nhiều hình thực đa dạng như thực hiện chuỗi liên kết từ đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV và thu mua lúa; đầu tư vốn và tiêu thụ lúa; đầu tư chi phí đầu vào nhưng không bao tiêu lúa hoặc hình thức ngược lại…
Mặc dù trong vụ lúa ĐX năm nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhiều DN tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa với nhiều hình thức liên kết đa dạng tạo kiện thuận lợi cho người nông dân, các HTX liên kết song cũng như cùng kỳ những năm trước mối liên kết này của chưa thật sự bền vững.
Ông Trần Văn Nhãn, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cho biết, nhìn chung việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa năm nay có nhiều thuận lợi song cũng nhưng những năm trước thì lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa thể hài hòa và đây vẫn là điểm nghẽn trong liên kết chuỗi ở ngành hàng lúa gạo hiện nay. Những trường hợp DN thực hiện liên kết cung ứng vật tư đầu vào thì vẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của người nông dân.
Cụ thể giá bán vật tư của các công ty còn cao hơn so với giá thị trường hoặc nhiều trường hợp vật tư của công ty cung ứng không phù hợp với yêu cầu sử dụng của nông dân. Ở một số nơi vào thời điểm lúa thu hoạch rộ, giá lúa biến động theo hướng sụt giảm vẫn còn tình trạng cả người nông dân lẫn DN không tuân thủ hợp đồng… đây là một trong nhiều cái khó khiến cho việc mở rộng mô hình liên kết chuỗi.
Bên cạnh những khó khăn trên, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cũng xác định một trong những cái khó lớn của ngành hàng lúa gạo chính là tạo được sự đồng nhất về chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, bắt đầu từ vụ lúa ĐX 2016-2017, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn, hướng dẫn nông dân tuân thủ các yêu cầu về cách ly và sử dụng thuốc hóa học đúng cách, bước đầu các mô hình sản xuất lúa an toàn đã được gắn kết với DN tiêu thụ.
Phát triển mô hình liên kết là giải pháp tất yếu cho một nền nông nghiệp bền vững, song vấn đề hiện nay là cần có sự đồng thuận và tham gia nhiệt tình hơn nữa từ các bên trong chuỗi liên kết. Nông dân không thể tồn tại nếu không có doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp sẽ không có sản phẩm chất lượng để bán khi người nông dân vẫn “cố thủ” cách làm theo cách cũ. Đã đến lúc doanh nghiệp và nông dân cùng ngồi lại, bắt tay và san sẻ những khó khăn, lợi ích để cùng nhau tồn tại.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ