Mô hình kinh tế Liên kết sản xuất và tiêu thụ mô hình bền vững cho cây khoai tây

Liên kết sản xuất và tiêu thụ mô hình bền vững cho cây khoai tây

Tác giả Lưu Phượng, ngày đăng 02/04/2024

Liên kết sản xuất và tiêu thụ mô hình bền vững cho cây khoai tây

Vụ đông xuân năm 2023 - 2024, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa và giúp nông dân có mức thu nhập tốt và ổn định, yên tâm gắn bó hơn với loại cây trồng này.

Mô hình 40 ha của ông Nguyễn Bá Trung xã Yên Thường, huyện Gia Lâm cho thấy triển vọng của mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ đối với cây khoai tây. Ông Trung cho biết: đây là năm thứ 3 ông phối hợp với Viện sinh học nông nghiệp triển khai mô hình trồng khoai tây vụ đông xuân. Vụ đông xuân năm nay, ông sản xuất 40 ha khoai tây tại 2 xã Yên Thường (25 ha) và Yên Viên (15 ha). Vụ này, khoai tây được mùa, với giá bán 8.300 đồng/kg; năng suất đạt khoảng 18 tấn/ha, doanh thu đạt gần 150 triệu đồng/ha. Mô hình liên kết với doanh nghiệp có đầu ra ổn định. Sau khi thu hoạch bằng máy cơ giới, bà con nông dân chỉ việc phân loại và đóng bao để công ty thu gom ngay tại bờ.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Trường, Viện trưởng Viện sinh học nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây tại Gia Lâm là một trong những mô hình được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa Viện với tập đoàn Orion tại Việt Nam. Từ 2007, song song với việc nghiên cứu ra nhiều giống khoai tây chất lượng cao, năng suất tốt, Viện đã kết nối với các hợp tác xã, hộ sản xuất và phát triển hơn 900 ha diện tích trồng khoai tây tại Miền Bắc, tạo nguồn nguyên liệu cho Orion. Tháng 01/2024, Viện sinh học nông nghiệp đã ký kết hợp tác cùng tập đoàn Orion phát triển mô hình trồng khoai tây.

Thông qua sự kiện ký kết này, doanh nghiệp mong muốn một lần nữa thể hiện sự thiện chí, gia tăng sản lượng khoai tây chất lượng tại Việt Nam và góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân. Thỏa thuận có hiệu lực trong 10 năm với mục đích gắn kết hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, phát triển, cung cấp và kiểm soát chất lượng khoai tây giống và khoai tây tươi thông qua hợp tác giữa hai tổ chức. Theo ông Trường, khi hợp tác với Orion không chỉ Viện có cơ hội phát triển và nghiên cứu ra nhiều giống mới phù hợp với chất đất của từng vùng mà còn giúp nông dân trồng khoai tây có năng suất cao, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Quang Huy - Trưởng phòng nông nghiệp, tập đoàn Orion Việt Nam, đơn vị ký kết thu mua sản phẩm cho biết: Khoai tây tươi là nguyên liệu chính được Orion sử dụng trong sản phẩm bánh snack O’Star và Swing. Nhờ vào chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng tại địa phương, Orion đã chinh phục thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh snack khoai tây hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2024, nhà máy của Orion cần khoảng 60.000 tấn khoai tây, trong khi ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% tương ứng 20.000 tấn, còn lại phải nhập khẩu từ các nước.

Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn các giống cây trồng mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu đã góp phần đẩy mạnh đưa giống cây trồng có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất thay thế các giống cây trồng kém hiệu quả tại các địa phương, trong đó có mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình lựa chọn các giống khoai tây mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các giống khoai tây truyền thống. Mô hình cho hiệu quả kinh tế trên 100 triệu đồng/ha/vụ.

Không những thế, trong quá trình sản xuất, mô hình sử sụng rơm rạ được thu gom phủ vào luống khoai, đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngoài ra, phần thân và lá khoai tây sau thu hoạch củ được tận dụng làm phân hữu cơ, giúp cải tạo đất.

Việc triển khai trồng khoai tây vụ đông, vụ đông xuân trên địa bàn một số huyện của thành phố Hà Nội vừa góp phần tăng vụ, tăng thêm diện tích gieo trồng, vừa giúp người sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập. Tuy nhiên, diện tích trồng khoai tây tại Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, chỉ có hơn 800 ha trên tổng diện tích gieo trồng gần 29.000 ha cây vụ đông toàn thành phố. Theo bà Vũ Thị Hương – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nguyên nhân do phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu nguồn giống chất lượng, đầu ra sản phẩm bấp bênh, áp lực sâu bệnh hại trên cây khoai tây rất lớn. Những điều này khiến người nông dân chưa mặn mà, dẫn đến diện tích trồng khoai tây ngày càng thu hẹp. Để giải quyết những khó khăn trên, cần có sự liên kết chặt chẽ trong việc hình thành vùng nguyên liệu khoai tây gắn với chế biến, tiêu thụ. Điều này vừa giúp doanh nghiệp chủ động với nguồn nguyên liệu sẵn có, vừa hỗ trợ nông dân tiết giảm đáng kể chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm, yên tâm sản xuất.

Việc liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khoai tây ở các địa phương sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích. Cùng với đó, nhu cầu liên kết sản xuất, thu mua khoai tây phục vụ chế biến của các doanh nghiệp còn khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương trên địa bàn thành phố có thể mở rộng diện tích trồng khoai tây trong những năm tới.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Canh tác tôm - lúa, nông dân rủng rỉnh bỏ túi tiền triệu mỗi ngày Canh tác tôm - lúa, nông dân rủng… Nuôi ốc dễ cho lãi cao Nuôi ốc dễ cho lãi cao