Mô hình kinh tế Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Ngày đăng 03/11/2014

Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Theo Đề án quy hoạch nghề nuôi thủy sản đến năm 2020 thì Sóc Trăng có thể phát triển diện tích nuôi khoảng 800 ha và đến năm 2030 là 1.200 ha, trong khi đó, Sóc Trăng hiện có trên 270 ha ao nuôi và diện tích nuôi hiện có chỉ 85 ha.

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Nốp, Chủ tịch HH nuôi cá nước ngọt huyện Kế Sách cho biết: “Chúng tôi kiến nghị nên củng cố lại các tổ nuôi, HH nuôi để tăng cường quản lý, không nhỏ lẻ thì mới thành công. Thời gian qua thì mạnh ai nấy nuôi, không ai quản lý thì nghề nuôi nhất định sẽ khó khăn”.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã có nguồn cá tra giống chất lượng cao đảm bảo tăng trưởng tăng 20% và tỉ lệ thịt phi lê cao hơn 5% so với giống cá tra thoái hóa. Các thí điểm nuôi theo quy trình tuần hoàn khép kín để rút ngắn thời gian nuôi còn 190 ngày… ít nhất đây cũng là yếu tố nâng cao chất lượng và giảm chi phí đầu vào cho nông dân.

KS Trương Hán Kiều, Các bộ KT Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng nói: “Nuôi cá tra thương phẩm theo công nghệ tuần hoàn khép kính” (RAS), kết quả cho thấy sau 190 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 90,7% cá tăng trưởng tốt, trọng lượng trung bình đạt 0.6 - 0.8kg/con, cá thương phẩm đều cho thịt trắng và không bị nhiễm kháng sinh. Hiện nay đang hoàn thiện quy trình nuôi để đưa vào nuôi đại trà”.

Mới đây, Tổng Cục Thủy Sản, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cùng với người nuôi cá tra đã có cuộc đối thoại tại vùng nuôi của huyện Kế Sách. Câu chuyện nuôi cá tra xuất khẩu được giải thích là cung vượt cầu, mà nguyên nhân chính là do nông dân tự phát. Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra nhằm tìm biện pháp phát triển nghề nuôi cá tra an toàn, bền vững hơn.

Nghị Định với những quy định mới như nghề nuôi cá tra phải có quy hoạch, nuôi theo chuẩn GlobalGAP, ao nuôi, số lượng nuôi có đăng ký cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát để vừa nâng cao chất lượng, vừa cân đối nguồn nguyên liệu, để Chính phủ có kế hoạch cân đối, tránh tình trạng khủng hoảng thừa.

TS Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản - Tổng Cục NTTS cho rằng: “Nguyên nhân khó khăn là không quản lý được DT nuôi, sản lượng nuôi. Dẫn đến mất cân đối cung cầu. NĐ 36 nhằm tạo điều kiện để nghề nuôi có sự quản lý chất lượng, số lượng, dự báo giá thị trường để người nuôi giảm bớt khó khăn”.

Khôi phục nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL nhất thiết phải có sự liên kết giữa người nuôi, doanh nghiệp, ngân hàng và cả sự quản lý nhà nước. Doanh nghiệp thu mua, chế biến phải lấy quyền lợi của người nuôi làm nền tảng, khi cân đối được giá đầu vào, đầu ra hợp lý, ít thua lỗ thì người nuôi mới có khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng.

Ngành Nông Nghiệp cũng cần có những quy hoạch, phân bổ vùng nuôi một cách cân đối, để đảm bảo điều kiện phát triển của từng địa phương trong khu vực, vừa góp phần hạn chế tác động môi trường ở một số vùng nuôi tập trung.


Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi… Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát…