Lợi ích kép từ nuôi giun quế
Mô hình nuôi giun quế của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Long Xanh, xã Phú Lâm (Yên Sơn) vừa đi vào hoạt động nhưng đã mang lại giá trị kinh tế và góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường với chất thải của đàn bò sữa tại địa phương.
Thành viên Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Long Xanh cho giun ăn. Ảnh: Trần Liên
Hợp tác xã đã xây dựng 1.500 m2 nhà xưởng nuôi giun quế tại xã Phú Lâm. Ông Vũ Hùng Vĩ, Phó Giám đốc Hợp tác xã Long Xanh cho biết: Mô hình nuôi giun quế phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, lại tận dụng được nguồn chất thải từ chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Đầu ra cho sản phẩm cũng tương đối đa dạng, ngoài việc bán con giống (với giá từ 15-20 nghìn đồng/kg), hợp tác xã sẽ bán giun thịt phục vụ chăn nuôi (giá bán từ 5 nghìn đồng/kg) và phân giun cho trồng trọt (từ 3 nghìn đồng/kg).
Môi trường sống, thức ăn của giun quế chủ yếu là phân gia súc, chính vì vậy, hợp tác xã đã ký hợp đồng thu mua toàn bộ phân bò của Trang trại bò sữa Hồ Toản trên địa bàn xã Mỹ Bằng để làm thức ăn cho giun. Qua đó, giải quyết được lượng chất thải từ quá trình chăn nuôi của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Long Xanh đang liên kết với các hộ chăn nuôi trâu bò theo chuỗi liên kết tại các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên để hướng dẫn bà con cách ủ phân, cấy giun giống, sử dụng giun quế làm thức ăn trong chăn nuôi. Đồng thời, liên kết với một số hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Sơn sử dụng phân bón để áp dụng trồng trọt theo hướng hữu cơ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ