Nấm đông cô Lợi ích tuyệt vời từ Nấm đông cô

Lợi ích tuyệt vời từ Nấm đông cô

Tác giả VinaOrganic Tổng hợp, ngày đăng 26/09/2016

Lợi ích tuyệt vời từ Nấm đông cô

Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Loại này được mệnh danh là vua các loài nấm vì mùi thơm đặc biệt hấp dẫn sau khi chế biến.

Ở nhiều nước Châu Á, nấm đông cô tượng trưng cho sự trường thọ. Nấm đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít  và là những acid béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn  đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu. Những căn bệnh như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư… nếu mỗi tuần chúng ta đều ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể  sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được những bệnh nêu trên.

Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của nấm đông cô, các bạn theo dõi nhé!


Cải thiện và chăm sóc hoàn hảo cho làn da

Nấm đông cô được dùng trong đời sống của người Châu Á hàng nghìn năm để giảm viêm, cải thiện sức sống và tăng độ đàn hồi của da. A-xít kojic chiết xuất từ nấm đông cô, thành phần này thay thế chất hydroquinone, giúp tẩy trắng da, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi. Hiện nay thường được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da.


Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine, viết tắt là DEA) có trong nấm giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng này. Nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, giúp bảo vệ các mạch máu.

Ngoài ra, nấm còn có một số chất chống ô-xy hóa là man gan, selenium, kẽm, đồng bảo vệ mạch máu khỏi sự thiệt hại do quá trình này gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), có nguồn gốc từ a-xít amin histidine có lợi cho ti thể (mitochondria). Ti thể sử dụng ô-xy để tạo ra năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh.


Phòng ngừa và điều trị bổ sung với một vài loại bệnh ung thư

Lentinan, một trong những thành phần chính của nấm đông cô có hiệu quả ức chế enzyme cytochrome P450 1A, thủ phạm gây viêm và ung thư. Thử nghiệm trên động vật cho thấy các chất chiết xuất từ nấm đông cô rất có lợi trong việc chống ung thư ở các tế bào ruột kết.

Chất lentinan còn trợ giúp hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung đối với người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt.

Giúp giảm cân an toàn

Trong 100g nấm đông cô chỉ có 34 calorie, ít hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác và chỉ chứa khoảng 0,5g chất béo nhưng lại cung cấp 2,5g chất xơ, giàu hàm lượng nước giúp bạn có cảm giác ăn no, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2010, trong 1,800g nấm đông cô nấu chín có khoảng 515 IU vitamin D, thúc đẩy cơ thể giảm trọng lượng.

Trong khi áp dụng chế độ ăn giảm cân, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hợp chất lentinan trong nấm đông cô sẽ giúp tăng cường và trợ giúp hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm.

Lưu ý khi sử dụng, cách chọn và chế biến nấm đông cô hiệu quả

Một số người có thể dị ứng với nấm đông cô. Sau khi ăn nấm, nếu có biểu hiện phát ban, sưng mặt, cổ, cổ họng, khó thở, tăng nhịp tim, bạn nên đến bệnh viện sớm. Nếu uống 4g chiết xuất nấm đông cô mỗi ngày, liên tục mười ngày, có thể gây tăng bạch cầu ái toan, tình trạng gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu trong cơ thể.

Nấm đông cô hay có cát nên khi ngâm rửa phải cọ kỹ phía trong tai nấm.

Cách chọn nấm ngon

Đối với nấm ăn đã được phơi hay sấy khô thì bạn chỉ cần rửa sơ qua và loại bỏ đất cát nếu có, không ngâm nước quá lâu vì có thể thất thoát các chất dinh dưỡng. Đối với nấm tươi chọn theo nguyên tắc nấm càng non càng ngon. Nấm ngon thường có màu vàng nâu (nấm phơi được nắng), chân nhỏ và ngắn. Sau khi ngâm vào nước được 10 phút, nấm nở đều nhưng vẫn còn dai (không bở), nước ngâm nấm màu hanh vàng, có mùi thơm đặc biệt.

Chế biến đúng cách

Để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị thất thoát và tăng cường lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô, bạn chỉ nên nấu trong 7 phút. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ trở nên mềm, mất độ ngon và giòn. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa nhanh lại với nước.


Hướng dẫn làm Giò heo kho nấm đông cô Hướng dẫn làm Giò heo kho nấm đông… Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông Cô Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông Cô