Cây bông vải Lợi Ích (Vị Trí)Kinh Tế Và Đặc Điểm Sinh Lý Của Cây Bông Vải

Lợi Ích (Vị Trí)Kinh Tế Và Đặc Điểm Sinh Lý Của Cây Bông Vải

Ngày đăng 04/03/2013

Lợi Ích (Vị Trí)Kinh Tế Và Đặc Điểm Sinh Lý Của Cây Bông Vải

I. VỊ TRÍ CÂY BỐNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Cây bòng thuộc họ Malvaceae, chi Gossypium, là cây trồng lấy sợi hết sức quan trọng vì nó cung cấp nguyên riêu tốt nhất cho cõng nghiệp dệt vải may mặc cho con người. Để phục vụ cho nhu cầu mặc của con người, người ta đã sử dụng rất nhiều loại sợi khác như sợi lanh, tơ tằm, xơ tổng hợp polýester từ công nghệ hóa dầu (Cracking dầu mỏ).

Song cho đến nay tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận không vải nào tốt hơn là vải dệt bằng xơ bông tự nhiên. Một cái áo quần được may bằng vải dệt từ xơ bỗng vải thường có giá gấp 3 - 5 lần may bằng vải dệt từ xơ tổng hợp polyester. Cây bông vải ngoài việc trồng chủ yếu để lấy xơ, hạt bông còn được dùng ép dầu ăn cho người (hàm lượng dinh dưỡng chỉ đứng sau dầu hướng dương) và thức ăn cho gia súc, thân cây bông làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ ép, làm chất đốt và làm phân xanh cải tạo đất.

Có thể nói cây bông là một cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế và đem lại lợi nhuận cao cho một số nước trồng bông lớn trên thế giới như Mỹ, Australia, Liên Xô (cũ), Trung Quốc, An Độ, Pakistan... Đặc biệt ở Trung Quốc người ta cho rằng cáy bông là cây công nghiệp có lợi nhất vì không có cây trồng nào trong nông nghiệp mà đem lại lợi nhuận nhiều công đoạn như cây bông.

Từ khâu gieo trồng đến thu hoạch nông dân có lời, Nhà nước có thu hoạch. Đến khi chế biến tách xơ và hạt, công nhân có thu và Nhà nước lại thu thuế doanh thu, từ bông xơ các nhà máy kéo sợi, dệt vải, công nhân có việc làm sinh sống, Nhà nước cũng thu được thuế chế biến, từ nguyên liệu vải cồng nghiệp dệt tạo ra. Các nhà máy may cắt quần áo xuất khẩu Nhà nước lại được thu lần thứ 4 thuế xuất khẩu. Tóm lại cây bông là cây công nghiệp giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nông nghiệp, trong công nghiệp, mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước.

Giáo sư Lý Vãn Bình - cố vấn sản xuất bông của Đảng cộng sản Trung Quốc đã nói: “ơ đất nước Trung Hoa cây bông được coi là vàng trắng, là cây làm giàu cho nông dân, cho thôn xã, cho huyện, cho tỉnh và cho đất nước”.

Ở Việt Nam trong gần ba thập kỷ qua, cây bông đã và đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư phát triển. Diện tích, sản lượng bông ngày càng tăng lên. Từ bước đầu mới nghiên cứu trồng thử từ 500 - 1000 ha đến nay đã có năm đạt đỉnh cao tới 3,5 vạn ha với sản lượng 14.000 tấn bông xơ, tự túc được 15 - 20% nguyên liệu trong nước cho công nghiệp dệt. Cây bông đã thực sự trở thành cây sản xuất hàng hóa lớn ở nhiều vùng trong cả nước và góp phần giúp cho bà con nông dân thoát ra khỏi đói nghèo, xây được nhà, mua xe máy, lo cho con học hành, cưới vợ gả chồng cho con. Bộ mật thốn xã, đường xá giao thông, trường trạm phát triển. Điển hình như các huyện Đkc Min, Kuzuts (tỉnh Đắc Nông); Buôn Đôn, KưMA, Ehneo (tỉnh Đắc Lắc); Chư xê, Krongpa, Konchrò (tỉnh Gia Lai); huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Binh (tỉnh Binh Thuận); Điện Bàn, Duy Xuyên (tỉnh Quang Nam); Sòng Mã, Yên Châu, Mai Sơn (tỉnh Sơn La) v.v...

Hiện nay ở Việt Nam cây bông đã và đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư phát triển.

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY BỒNG

1. Hạt bông

1.1. Đặc điểm của hạt bông

Hạt bông có hình bầu dục, nhọn một đầu, hạt bống đã chín thì có màu đen hoặc màu nâu đen, rất cứng. Hạt bông chưa chín thì vỏ hạt có màu hồng, màu nâu, màu vàng, có khi màu trắng, vỏ hơi mềm.

Cấu tạo hạt bông gồm có: lông áo, vỏ, nhân (nội nhũ phôi). Phần ngoài của vỏ hạt là xơ bông (có hai loại là xơ ngắn và xơ dài). Khi đưa bông hạt vào cán để lấy xơ dài kéo sợi thì trên vỏ hạt còn bám xơ ngắn, lớp xơ ngắn này người ta còn gọi là lông áo vỏ hạt. Màu sắc của xơ ngắn thay đổi tuỳ thuộc vào giống bông có màu trắng, màu tro hoặc màu nâu vàng. Hiện nay trong công nghệ ép dầu người ta còn bóc lớp xơ ngắn khỏi vỏ hạt lần nữa để đưa vào cống nghệ dệt vải không dệt. Trong công nghệ sản xuất hạt giong phục vụ sản xuất thì người ta khử bỏ lớp lônơ áo trên vỏ hạt để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm được dễ dàng, đồng thời khử mầm mống sâu bệnh hại.

Phân tích thành phần hóa học trên hạt bông đã thu được:

Protein: 21,7%          MgO: 0,54%              Tro: 3,96%

N: 3,0%                      Lipit: 21,4%              Gluxit: 45,6%

CaO: 0,2%                 K20: 1,25%               P205: 1,10%

Khối lượng của hạt bông là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống cũng như hạt bông thương phẩm. Khối lượng 100 hạt của các hạt giống bông luồi từ 8 -12 gam, các giống bông lai 10 - 13 gam, bông cỏ chỉ từ 8 - 10 gam. Trong cùng một loài thì giống chín sớm hạt bông thường nhỏ hơn giống chín muộn. Trên cùng một cây thì quả gần gốc, gần thân chính có hạt nặng hơn.

1.2. Giai đoạn ngủ nghỉ và khả năng nảy mầm của hạt bông

Hạt bông mới thu hoạch thường có sức nảy mầm kéĩĩi vì trong vỏ hạt còn tồn tại một số chất như: acid absisic và paracumaric làm cản trở sự nảy mầm của hạt. Do vậy hạt giống bông phải có một thời gian ngủ nghỉ nhất định sau khi thu hoạch, Trong thời gian ngủ nghỉ hạt bông cần phải được phơi khô, bảo quản trong điều kiện thích hợp để giảm hàm lượng các acid này xuống và tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm.

Hạt bông thường chứa 7% nước, với lượng nước này trong điều kiện 20 - 32°G thì sự nảy mầm có thể giữ được đến 28 tháng; trong điều kiện nhiệt độ dưới 20°c, ẩm độ không khí dưới 70% có thể giữ sự nảy mầm được 3 năm; nếu ẩm độ hạt 14%, nhiệt độ trên 20°c thì sau 18 tháng sẽ hoàn toàn mất khả năng nảy mầm. Ớ nhiệt độ quá cao 32 - 35°c thì khả năng nảy mầm mất hoàn toàn sau 4 tháng.

Nguyên nhân làm mất khả năng nảy mầm là do độ ẩm trong hạt cao, kết hợp với nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến sự giảm thấp đáng kể hàm lượng đường các phospho, các nucleotid, protein, các vitamin, song các acid béo tự do lại tăng cao trong hạt.

2. Cầc giai đoạn phát triển của cây bông

2.1. Giai đoạn nảy mầm

Giai đoạn này được tính từ khi hạt giống bông hút đủ nước cho tới khỉ xòe hai lá mầm. Muốn cho hạt mọc nhanh, mọc đều, cần phải đảm bảo các điều kiện chủ yếu sau: nhiệt độ, độ ẩm và oxy.

- Nhiệt độ: Khi hạt bông đã hút đủ ẩm thì nhiệt độ càng cao, hạt nảy mầm càng nhanh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm là 25 - 30()c. Nhiệt độ dưới khởi điểm phát dục 10°c và cao quá ngưỡng trên 40°c hạt gần như không nảy mầm.

- Độ ấm: Thích hợp nhất cho quá trình nảy mẩm là 90%.

- Oxy: Rất cần cho quá irình hổ hấp nảy mâm cua hạt. Trong đi cu kiện đất nặng gieo hạt xong gập mưa đât đóng váng, không xới xáo kịp. không khí không lưu thông được thì hạt sẽ không mọc.

Khi làm dất gieo hại cân phải làm đất nhỏ vừa phải, độ sâu thích hợp, độ nón đât nhẹ thì hạt mới nẩy mầm, mọc đều được.

2.2.  Giai đoạn cây con

Giai đoạn này tính từ khi xòe hai lá mầm đến khi có nụ đẩu tiên, khoảng 25 - 36 ngày. Giai đoạn này rễ bông (bộ phận dưới mật đất) được ưu tiên phát triển nhất. Bông ở giai đoạn cây con rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Do vậy việc chăm sóc bỏng giai đoạn cây con hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng phát triển cho năng suất bông hạt sau này. Các biện pháp kỹ thuật cần tác động ở giai đoạn này gồm:

- Tỉa định cây kịp thời;

- Làm cỏ và xới xáo sớm;

- Bón thúc dinh dưỡng sớm;

- Tưới nước bổ sung khi cần thiết, khi có điều kiện và khơi thoát nước kịp thời không để bông bị úng nước.

Khi cây bông có 3 - 4 lá thật thì bắt đầu ra cành, có hai loại cành (cành quả và cành đực). Thường thì cành đực ra trước và số lượng cành đực trên cây tùy thuộc vào giống bông khác nhau, cũng có giống không có cành đực. Phân biệt cành quả và cành đực chủ yếu dựa vào đặc điểm ra nụ, hoa, quả trên cành (cành đực không trực tiếp ra nụ, hoa, quả).

2.3.  Giai đoạn cây bông có nụ

Giai đoạn này tính từ khi cây bông có nụ đầu tiên cho tới khi có hoa đầu tiên nở, khoảng 20-25 ngày.

Nụ bông là do mầm hoa phân hóa từ mầm hỗn hợp mà thành (mầm hoa là do ở mỗi đỉnh ở đốt trên cành quả phát dục thành). Cây bông từ lúc ra nụ cho đến khi quả chín nở là hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực luôn chồng chéo nhau, tức là cùng một lúc vừa ra cành lá, vừa ra nụ, hoa, quả liên tục.

Quan hệ sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau: sinh trưởng dinh dưỡng thân, cành lá tốt sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự ra nụ, hoa và thành quả; nếu cây sinh trưởng còi cọc (quá trình dinh dưỡng kém) thì chất hữu cơ được tạo ra trong cây không đầy đủ, gây trở ngại cho việc ra nụ, nở hoa, kết trái; trường hợp cây sinh trưởng quá mạnh, chất dinh dưỡng cung cấp chủ yếu cho phát triển thân lá, cây bông quá tốt và lốp không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của ra nụ, hoa, quả và gây ra rụng nụ, hoa, quả. Vì vậy cần phải chú ý điều khiển dinh dưỡng của cây bông sao cho sinh trưởng phát triển cân đối để đạt được năng suất cao.

2.4.  Giai đoạn ra hoa rộ

Đây là giai đoạn tính từ khi cây bông có hoa đâu tiên nở cho tới khi có quả đẩu tiên nở, khoảng 55 - 60 ngày.

Hoa bông thuộc loại hoa hoàn toàn, bao gồm tai hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Hoa bông là hoa lưỡng tính, tự hoa thụ phấn là chính, ngoài ra chỉ có từ 2 - 10% số hoa thụ phấn từ hoa ngoài (do côn trùng). Tai hoa bông hình tam giác, hoa có 3 tai. Đài hoa do 5 lá đài hợp thành vây lấy tràng hoa. Nhị bông có 60 I 90 chỉ nhị trên đầu, mỗi chỉ nhị có bao phấn, trong bao phấn có nhiều hạt phấn, hạt phấn hình cầu, bề mặt có nhiều gai. Nhụy hoa bông bao gồm đầu nhụy, trụ và bầu nhụy, bầu có 3 - 5 vách ngăn, trong một vách ngăn có 7 - 11 noãn, noãn sau này sinh trưởng thành hạt bông.

Hoa bổng thường nở từ 7 - 9 giờ sáng, những ngày nhiệt độ cao hoa nở sớm, nhiệt độ thấp hoa nở muộn. Hoa nở buổi sáng có màu trắng, chiều hoa chuyển qua màu hồng, sang ngày thứ hai có màu hồng tím. Trong suốt thời kỳ hoa rộ trên đồng bông ta luôn thấy màu hoa trắng, hồng, tím đan xen sắc màu rất đẹp.

Hoa bông nở theo trình tự từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Hoa ở vị trí 1 của cành thứ nhất nở cách hoa vị trí 1 cành thứ 2 từ 1 - 2 ngày. Trong cùng một cành, hoa ở vị trí 1 nở cách hoa ở vị trí thứ 2 từ 5 - 6 ngày.

Thời gian cây bông ra hoa có thể kéo dài tới 2 tháng nhưng cũng có thể 1 tháng tùy theo giống bồng hoặc tác động các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh. Điều tiết dinh dưỡng làm cho bông ra hoa, nở quả tập trung là biện pháp kỹ thuật tốt để né tránh những lứa sâu hại.

Trong giai đoạn từ khi bông có hoa bắt đầu nở đến khi hoa nở rộ và hình thành quả là thời kỳ nhựa lưu thông mạnh, dinh dưỡng được hút từ đất qua rễ lên lá tổng hợp nuôi nụ, hoa, quả do vậy thời kỳ này phải cung cấp dinh dưỡng, tưới nước, tiêu úng kịp thời, tạo cho ruộng bông thông thoáng, giúp cho cây bông quang hợp mạnh sự thụ tinh hình thành quả hữu hiệu cao. Giai đoạn này là nguồn thức ăn rất phong phú cho các loài sâu hại nên phải tập trung điều tra cảnh giác với các loài sâu đục quả.

2.5.  Giai đoạn quả nở

Hoa bông sau khi được thụ phấn tốt, đài không rụng thì quả bông cũng lớn dần. Quả bông là quả nang do từ 3 - 5 lá noãn hợp thành. Mỗi lá noãn chiếm một phần của quả bông. Vỏ quả bông có chứa diệp ỉục nhưng ít, khi quả bông lớn lên và chín vỏ quả từ màu lục biến sang màu nâu, khi quả già thành thục hoàn toàn thì vỏ quả mất nước co lại nứt ra để phơi những múi bông, xơ bông khô và nở phồng lên. Lúc thu hoạch chỉ rút các múi bông hạt ra khỏi vỏ quả, không bứt cả quả, về nhà mới lấy bông hạt ra. Giai đoạn quả nở rất cần nắng, nắng nhiều quả già mau nở. Trong giai đoạn này nếu trời mưa nhiều, ẩm độ khổno khí cao, quả sẽ bị thối, ảnh hưởng tới năn? suất bông hạt và chất lượng của xơ bông.

3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây bông

3.1.  Nhiệt độ

Cây bông là cây trồng có nguồn gốc vùng nhiệt đới do vậy nó đòi hỏi nhiệt độ cao. Khởi điểm phát dục của cây bông từ 10°c trở lên, thích hợp nhất là 25 - 30°G. ở nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 - 40°c cây bông rigừng phát triển.

Trường hợp nhiệt độ cao hơn yêu cầu bình thường thì ở giai đoạn đầu cây con (trước ra nụ) sẽ thúc đẩy cây bông sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ớ giai đoạn hoa rộ thì sẽ làm cho khả năng thụ phấn kém, rụng nụ, đài nhiều. Ớ nhiệt độ cao trên 40°c thì hạt phấn hoàn toàn mất khả năng thụ phấn. Nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến quá trình hút dinh dương của cây bông làm giảm tỷ lệ xơ bông, chiều dài xơ. Tổng tích ôn hữu hiệu mà Gây bông cần từ khi mọc đến khi quả nở trung bình từ 1450 - 1650°c.

3.2.  Ánh sáng

Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bông bị thiếu ánh sáng thì sẽ xảy ra rụng đài và quả non nhiều.

Thời gian chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây bông.

Cây bông đòi hỏi ngày ngắn đêm dài. Trong điều kiện ngày dài thì cây bông phát triển châm, chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực muộn (ra nụ, nở hoa chậm). Còn trong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cũng nhanh hom.

3.3 Nước

Cây bông lá cây chịu hạn tốt, song để cho cây bông sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất cao, phẩm chất xơ tốt thì phải có chế độ nước thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây bông.

Ở giai đoạn cây con (trước khi ra nụ) khi diện tích lá quang hợp ít thì cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10 - 12 m3 nước). Tiếp theo giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả (ngựời ta tính giai đoạn nụ cần 30 - 35 m3/ha, hoa cần 90 - 100 rnVha).

Đến giai đoạn nở qụả thì nhu cầu nước của cây bông giảm xuống chỉ cần 30 - 40 m3/ha. Cả vụ bông cần khoảng từ 5000 I 8000 m3 nước/ha, bằng 1/3 nhu cầu nước của cây lúa.

3.4. Đất và dinh dưỡng

Cây bông trổng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có độ mùn từ trung bình trở lên, có pHKCI >5. pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5: H 7,5.

Nếu bông trồng trên đất chua (pH từ 4,5 - 5) và đất mặn nàng suất bông thấp, đất có độ pHKL

Cây bông cho năng suất cao khi đất đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây bông sinh trưởng và phát triển. Dựá vào từng loai đất phân tích nông hóa, giàu hoăc nghèo dinh dưỡng mà con người phải cung cấp thêm vào trong đất một lượng dinh dưỡng nhất định phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của cây qua từng giai đoạn thì mới có cơ hội thu được năng suất cao. Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá.

3.4.1.  Phân đạm

Phân đạm là dinh dưỡng cây bông cần để sinh trưởng phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo các • chất protein, diệp lục tố, acid nucleotit và các loại men.

- Nếu cung cấp đạm đầy đủ có tác dụng làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, tãng khả năng quang hợp. Đồng thời các'hoạt động sinh lý mạnh lên - rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ đậu quả hữu hiệư cao. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao.

Nếu thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, mọc thấp, lá nhỏ, màu nhạt, số cành quả ít, bông rụng nụ, đài nhiều, tàn lụi sớĩĩí, quả bé, trọng lượng nhẹ.

- Thừa đạm cây sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, phiến lá to, mỏng, lóng cây dài, cây bông cao, ruộng bông rậm rạp, thiếu ánh sáng, nụ ít, bé, rụng đài nhiều, quả nhỏ và nhẹ, dễ bị thối khi mưa nhiều cuối vụ, sâu bệnh phát sinh mạnh đặc biệt là bệnh hại.

3.4.2.  Phân lân

Là nguyên tố quan trọng 4ạo nên protein - acid amin và ATP cung cấp năng lượng cho cây, có tác dụng làm tăng trưởng phát dục của cây, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây, thúc đẩy phát triển bộ rễ thời kỳ cây con. Thời kỳ 45 - 50 ngày sau gieo lân thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển nhanh sang sinh trưởng sinh thực, cây bông sớm ra nụ hoa. Ở thời kỳ sau thì lân xúc tiến hạt bông mau chín, tãng hàm lượng dầu trong hạt, tãng khối lượng quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây bông.

Thiếu lân bông sinh trưởng chậm, lá có màu lục tối, bộ rễ kém phát triển, ra hoa quả khó khăn, đậu quả muộn, quả nhỏ, hạt lép, độ chín xơ thấp.

3.4.3. Kali

Kali giúp cho cây chắc khỏe, tăng tỷ lệ đậu hoa quả, tăng khả năng vận chuyển đạm tự do thành đạm protit về hoa quả. Kali có trong dịch tế bào, tạo áp suất thẩm thấu để cây hủt dinh dưỡng.

Kali còn làm tăng hàm lượng xenlulo trong cây tăng khả năng tổng hợp đường, tăng khả năng chống chịu hạn, chống nhiệt độ cao và kháng bệnh.

Thiếu kaii làm cho cây chống chịu kém, nhanh tàn lụi sớm, quả nhỏ, nở khó, năng suất thấp, độ chín xơ thấp.

3.4.4. Các nguyên tố vi lượng và trung lượng

Ngoài các nguyên tố đa lượng (NPK) cây bông còn cần một số yếu tố trung lượng và vi lượng như: s, Mg, Ca, Zn, B, Cu, Na, clorua v.v... Các nguyên tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số quả trên cây và năng suất bông hạt.

Những vùng bông mà nông dân có tập quán bón phân chủ yếu là NPK liên tục nhiều năm, không chú ý đến bổ sung nguyên tố s, Mg, khi thiếu s, Mg làm hạn. chế sự hình thành diệp lục dẫn đến cây thấp lùn, lá vàng úa ít quả, quả nhỏ, làm giảm đáng kể năng suất.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng phân bón qua lá và loại phân tổng hợp có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: vcc, Bayíolan, HVP, KOMIX. Sử dụng các loại phân này pha nước phun cho bông tít 2 - 3 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày ở giai đoạn 60 J- 85 ngày tuổi sẽ làm tăng năng suất bông hạt rõ rệt.


Thu Hoạch Và Chế Biến Thu Hoạch Và Chế Biến Kỹ Thuật Trồng Bông Nhờ Nước Trời Kỹ Thuật Trồng Bông Nhờ Nước Trời