Tin nông nghiệp Lợi nhiều bề với lò sấy lúa đa năng

Lợi nhiều bề với lò sấy lúa đa năng

Tác giả Minh Trung, ngày đăng 13/04/2016

Lợi nhiều bề với lò sấy lúa đa năng

Trước thực tế trên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang triển khai mô hình lò sấy lúa đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà nông.

Thiếu máy sấy cỡ lớn

Trong thời gian qua, máy sấy tĩnh vỉ ngang cỡ trung (10-20 tấn/mẻ) sử dụng lò đốt trấu là loại máy sấy được sử dụng phổ biến nhất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, những năm gần đây, với chủ trương xây dựng cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết, hơn thế nữa do phải gieo sạ đồng loạt để né rầy nên một lượng lúa rất lớn, khoảng 6 - 7 triệu tấn/vụ trong vùng cần phải được làm khô trong một khoảng thời gian khá ngắn, chỉ 25-30 ngày vào mỗi vụ thu hoạch.

Điều này đã gây ra áp lực rất lớn cho công đoạn phơi sấy lúa, nhất là vụ hè thu hằng năm. Bên cạnh đó, các ghe tàu vận tải lúa trong vùng thường có tải trọng từ 30 tấn trở lên. Vì vậy, vùng này đang có nhu cầu trang bị các loại máy sấy cỡ lớn, từ 30 - 50 tấn/mẻ.

Trước nhu cầu đó, dự án “Xây dựng mô hình hệ thống sấy lúa năng suất 30 – 50 tấn/mẻ tại một số tỉnh ĐBSCL” đã được phê duyệt và triển khai theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT. Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, dự án được thực hiện trong 3 năm, từ  2013 – 2015 trên địa bàn 9 tỉnh thành  ĐBSCL, gồm: Long An, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang, với tổng kinh phí 12,6 tỷ đồng.

Bình quân mỗi mẻ sấy 35 tấn cho lợi nhuận 1,4 triệu đồng. Với 90 mẻ sấy bình quân mỗi năm sinh lãi 126 triệu đồng. Như vậy, sau 2 năm hoạt động đã cho thu hồi toàn bộ vốn đầu tư phần lò sấy (250 triệu đồng).

Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mục tiêu của dự án là chủ động làm khô lúa, nâng cao chất lượng lúa, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí nhân công. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Dự án đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả 35 mô hình lò sấy lúa năng suất cao tại 35 xã, thị trấn trên địa bàn 9 tỉnh thành nói trên (trong đó có 25 xã nông thôn mới), góp phần thúc đẩy và nhân rộng mô hình lò sấy lúa năng suất cao, nâng cao tỷ lệ lúa được làm khô chủ động trong vùng.

Các mô hình này đều được xây dựng ở nơi là vùng trọng điểm sản xuất lúa của địa phương hay cánh đồng lớn và gần trục đường giao thông... nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển lúa hàng hóa của thương lái, đưa lúa với sản lượng lớn đến lò sấy trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Lợi nhuận cao từ lò sấy lúa kiểu mới

Theo tính toán, năng suất thiết kế của các lò sấy đạt bình quân hơn 53,5 tấn, vượt năng suất thiết kế theo thuyết minh dự án yêu cầu: 30 – 50 tấn. Một số lò sấy điển hình như lò sấy của  anh Phan Văn Tâm (Châu Thành, Hậu Giang), chị Phan Thị Thắm (Thoại Sơn, An Giang), Võ Thị Cẩm Hòa (Vĩnh Thạnh, Cần Thơ), Phạm Văn Đông (Châu Thành, Tiền Giang), Trần Trung Dũng (Bình Tân, Vĩnh Long)... đạt năng suất sấy thực tế bình quân trên 40 tấn/mẻ, cá biệt có nhiều mẻ sấy trên 50 tấn.

Nhờ thế, qua 3 năm thực hiện dự án, số mẻ sấy bình quân và sản lượng lúa được sấy bình quân của mỗi lò tăng dần qua từng năm: Các điểm lò dự án hỗ trợ năm 2013 có số mẻ sấy bình quân đạt 82 mẻ với sản lượng lúa sấy bình quân 2.900 tấn/năm; qua năm 2014 các kết quả tương ứng là 94 mẻ với 3.400 tấn/năm  và năm 2015 là 124 mẻ với 4.000 tấn/năm. Bình quân của 35 lò dự án qua 3 năm hoạt động là 3.200 tấn/năm. Nhiều điểm lò còn đạt sản lượng sấy trên 5.000 tấn/năm.

Qua thực tế kết quả hoạt động của các lò sấy thuộc dự án cho thấy hiệu quả kinh tế đạt được của các điểm lò sấy là khá cao. Bình quân mỗi mẻ sấy 35 tấn cho lợi nhuận 1,4 triệu đồng. Với 90 mẻ sấy bình quân mỗi năm sinh lãi 126 triệu đồng. Như vậy, sau 2 năm hoạt động đã cho thu hồi toàn bộ vốn đầu tư phần lò sấy (250 triệu đồng).

Nhờ hiệu quả khá cao trong đầu tư lò sấy năng suất cao, nhiều chủ lò sấy có điều kiện đã liên tục mở rộng thành những cụm nhiều lò sấy để phục vụ tốt hơn cho những thương lái có lượng lúa sấy lớn. Điển hình như hộ Nguyễn Văn Mừng ở xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, Vĩnh Long. Năm 2013 ông Mừng được hỗ trợ 11 lò sấy loại 30 tấn/mẻ. Qua năm 2014 ông đã xây dựng thêm 5 lò và năm 2015 tiếp tục mở rộng 2 lò.

Ngoài ra, một số chủ lò còn đầu tư kèm theo nhà kho, nhà máy xay xát để nâng cao hơn nữa hiệu quả lò sấy. Như hộ anh Trần Thành Được ở xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, Trà Vinh được hỗ trợ 1 lò sấy 30 tấn/mẻ vào năm 2015 đã mạnh dạn đầu tư kèm theo 1 nhà máy xay xát mini để liên kết lò sấy – nhà máy xay xát. Việc này đã tạo điều kiện cho thương lái sấy và xay xát cùng một chỗ, thu hút lượng nguyên liệu sấy ngày càng nhiều và có thêm nguồn chất đốt (trấu) tại chỗ phục vụ trở lại cho lò sấy, nâng cao thêm hiệu quả lò sấy.


Huy động hơn 850.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới Huy động hơn 850.000 tỷ đồng xây dựng… Lợi nhiều bề với lò sấy lúa đa năng Lợi nhiều bề với lò sấy lúa đa…