Lợn nái được nuôi tốt sẽ sinh sản ra những lợn con khỏe mạnh
Việc duy trì một mô hình ăn đặc biệt cho lợn nái có thể giúp chúng có được thể trạng tốt nhất để sinh ra những lợn con khỏe mạnh.
Bởi Wiebe van der Sluis, Rooster 45, Doetinchem, Hà Lan
Trong những ngày này, rất nhiều lợn nái dự kiến sẽ sinh sản nhiều. Chúng có thể đẻ rất nhiều lứa lợn con có sức khỏe, đồng nhất, đủ khỏe mạnh để tồn tại trong những thời điểm sinh khó khăn và ngay sau khi cai sữa. Đồng thời, lợn nái được mong đợi sẽ trở lại trong thể trạng tốt ngay sau khi cai sữa và có thể đẻ nhiều lứa hơn. Không phải tự nhiên mà lợn nái lại đẻ nhiều như những gì nhà sản xuất mong đợi. Lợn nái luôn cần sự quan tâm và chăm sóc thích hợp. Một số công cụ quản lý lợn nái là hiển nhiên, nhưng những loại khác lại có thể dễ dàng bị bỏ quên hoặc chỉ đơn giản là bỏ qua.
Quản lý thức ăn và thức ăn
Kết quả nghiên cứu gần đây cho rằng vẫn còn rất nhiều điều cần nghiên cứu về cách làm thế nào để đáp ứng tiềm năng di truyền của lợn nái mắn đẻ hiện đại. Tối đa hoá sản lượng bắt đầu với thức ăn thích hợp để đảm bảo sự tăng trưởng và duy trì, trong khi quản lý, nơi ở và y tế sẽ hỗ trợ khả năng sinh sản tốt qua nhiều năm.
Tiến sĩ Nathalie Quiniou, nhà nghiên cứu tại Viện Thịt lợn và Lợn Pháp (IFIP), nghiên cứu các đối tượng này và kết luận rằng thức ăn và quản lý thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của lợn nái cũng như tỷ lệ sống của lợn con. Dựa trên những phát hiện của mình, một số trong đó gần đây đã được trình bày tại Hội thảo Feet First Zinpro ở Castelldefels, Tây Ban Nha, Quiniou gợi ý cung cấp thức ăn bổ sung cho lợn nái trong tháng thai kỳ đầu tiên để tăng chất dinh dưỡng dự trữ cho chúng (xem Hình 1 và Hình 2). Việc cung cấp thức ăn bổ sung trong những tuần cuối thai kỳ, khi chúng đang mang lợn con sẽ cải thiện quá trình đẻ và sức sống cho lợn con. Lợn nái nên có đủ trọng lượng cơ thể / mỡ lưng để phòng khi trọng lượng cơ thể tăng bị giảm xuống trong thời kỳ cho con bú. Lời khuyên của bà nhằm giúp lợn nái có được độ dày mỡ lưng vào lúc đẻ, tùy thuộc vào giống và nông trại. Để trọng lượng cơ thể mất đi trong quá trình cho con bú không dưới 20 kg mỡ lưng lúc cai sữa không dưới 15 mm và trọng lượng lợn con khoảng 100 kg ở 28 ngày: 17 hoặc 20 mm đối với lượng thức ăn trung bình trong suốt thời kỳ tiết sữa của 6,3 hoặc 6,7 kg / ngày, tương ứng. Để duy trì trọng lượng cơ thể trong thời kỳ cho con bú, người sản xuất phải bảo đảm điều kiện ăn ở tốt nhất, đặc biệt là nơi có liên quan đến nhiệt độ trong nhà và nhiệt độ lợn nái. Do đó, nên giảm sản xuất nhiệt ở lợn nái bằng cách cung cấp chế độ ăn với hiệu ứng nhiệt thấp trong việc sử dụng trao đổi chất. Điều này có nghĩa là làm giảm hàm lượng protein thô (bằng cách duy trì mức độ các axit amin thiết yếu như nhau) và tăng hàm lượng chất béo.
Quiniou cũng gợi ý cung cấp cho lợn nái đẻ con so chế độ ăn tăng cường nhiều hơn lợn nái đã đẻ một hoặc nhiều lứa, để mà chúng có thể huy động khả năng dự trữ cơ thể ít hơn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất sữa.
Chất dinh dưỡng quan trọng
Bên cạnh những vấn đề quản lý thức ăn lợn nái thì thành phần thức ăn cũng cần được chú ý đặc biệt. Chế độ ăn cho lợn nái sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng, sức sống và sức khỏe của lợn con. Quiniou nghiên cứu vấn đề này bằng cách thay thế tinh bột bằng lipit như nguồn năng lượng và phát hiện ra rằng chuyển đổi này không ảnh hưởng đến tính đồng nhất trong lứa đẻ nhưng tăng sức sống cho lợn con và tỷ lệ sống sót đối với lợn con nhẹ cân (hình 3). Nhờ gia tăng sức sống nên lợn con nhẹ cân có thêm sức mạnh để tiếp cận bầu vú và tiêu thụ sữa non, điều này cung cấp cho chúng nhiều năng lượng và giúp chúng ít nhạy cảm khi tiếp xúc với trời lạnh cũng như kích thích hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Việc cung cấp các khoáng chất vi lượng hữu cơ trong khẩu phần lợn nái cũng cho thấy hiệu quả tích cực đến trọng lượng và tỷ lệ sống của lợn con. Kết quả nghiên cứu Zinpro chỉ ra rằng khu phức hợp amino acid khoáng chất vi lượng (TMC) trong khẩu phần ăn của lợn nái làm tăng lượng thức ăn suốt quá trình tiết sữa, trong lúc hàm lượng protein sữa tăng 11,4%. Kết quả là lợn con được cho ăn các khoáng chất vi lượng nặng hơn lúc cai sữa.
Bên cạnh sự gia tăng trọng lượng cơ thể của lợn con, TMC cũng có tác dụng tích cực đến tình trạng thể chất của lợn nái. Chúng thể hiện sự sụt giảm cân nặng trong thời gian cho con bú (ít hơn 24%), giảm tỷ lệ phân loại, khoảng thời gian cai sữa đến động dục ngắn hơn và xu hướng tăng tỷ lệ duy trì, thụ thai và sinh đẻ. Những phát hiện này phản ánh kết quả nhìn thấy ở các loài động vật khác.
Hành động xây chuồng
Kinh tế học trong chăn nuôi lợn cho biết lợn nái nên cung cấp một số lượng lớn lợn con mỗi lứa và đẻ nhiều lứa suốt đời. Lợn nái càng đẻ nhiều lứa thì chi phí của chúng cho mỗi lợn con thấp hơn. Điều này có nghĩa là lượng tối đa nên được thực hiện để duy trì càng nhiều lợn con mỗi lứa càng tốt.
Ngoài khía cạnh thức ăn và quản lý thức ăn chăn nuôi, người quản lý trang trại phải cung cấp hệ thống ăn ở tốt nhất để cho lợn nái nuôi lợn con. Các trại nuôi lợn giống lúc trước là tiêu chuẩn hiện nay ở nhiều nước, những quy định quyền lợi động vật đang buộc sử dụng hệ thống ăn ở rộng rãi. Trong nhiều khía cạnh, những hệ thống này đòi hỏi kỹ thuật quản lý khác với những kỹ thuật được sử dụng trong trại nuôi lợn giống khi ở đó lợn nái bị hạn chế di chuyển.
Về mặt di truyền học, lợn nái được thúc đẩy mạnh mẽ để thực hiện hành động xây dựng ổ trước khi đẻ. Tuy nhiên, hành động này thường bị hạn chế trong hệ thống ăn ở giới hạn không có sẵn vật liệu làm ổ thích hợp. Các nhà nghiên cứu của Đại học Wageningen và Trung tâm Nghiên cứu (WUR) ở Hà Lan đã nghiên cứu những ảnh hưởng của nơi ở rộng rãi và việc cung cấp vật liệu phụ làm ổ (bóng rơm và / hoặc bao đay) trước khi đẻ vào phản ứng của lợn nái và sự tồn tại của lợn con xung quanh quá trình đẻ. Họ kết luận rằng tác động chủ yếu của chỗ ở rộng và việc cung cấp vật liệu phụ làm ổ đã được nhìn thấy trước và trong quá trình sinh đẻ. Ảnh hưởng có lợi đã được phát hiện trên tư thế của lợn nái cả trước và trong quá trình đẻ. Việc cung cấp các nguyên liệu phụ làm ổ dường như hướng dẫn lợn nái phản ứng khéo léo đối với vật liệu làm ổ thay vì chuồng trước khi đẻ, và dẫn đến ít thay đổi tư thế trong quá trình sinh đẻ, mức độ căng thẳng cũng thấp hơn. Theo các nhà nghiên cứu WUR, việc thực hiện hành động làm ổ của lợn nái giải thích rằng số lợn con bị giẫm đạp trong quá trình đẻ thấp hơn.
Những phát hiện này cho thấy các bước chính có thể được thực hiện tiếp trong việc sản xuất lợn con khỏe mạnh hơn khi chế độ dinh dưỡng, chỗ ở và quản lý trong toàn bộ đời sống của lợn nái được quan tâm hơn.
Lợn nái có hành động xây dựng ổ
Về mặt di truyền, lợn vẫn có động lực mạnh mẽ để xây dựng ổ trước khi đẻ. Từ khoảng 24 giờ trước khi đẻ, việc xây tổ bắt đầu và hành động này trở nên tập trung hơn giữa 16 và 8 giờ trước khi đẻ. Hành động xây ổ là một loại phản ứng cố định mà không cần phải học và bao gồm các yếu tố được thể hiện để khám phá môi trường, ngoài các hành động khác như bám chặt, đánh hơi, cắn và nhai các vật liệu khác nhau.
Hành động xây ổ ở lợn thì quan trọng đối với phản ứng của mẹ trước và sau khi đẻ. Ví dụ, lợn nái ở chỗ rộng có tiếp xúc vật liệu làm ổ sẽ chống lại tiếng hét từ lợn con dễ hơn so với lợn nái không có tiếp xúc vật liệu làm ổ.
Trong các hệ thống chăn nuôi lợn thâm canh, lợn nái thường không được tiếp xúc với vật liệu làm ổ, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu và giảm hiệu suất. Nó thậm chí có thể dẫn đến quá trình đẻ lâu hơn và tác động tiêu cực đến sự sống còn của lợn con.
Nguồn: Pig Progress Special - Piglet Health, 17/6/2014
Biên dịch: NGỌC THƠ
Biên soạn: 2LUA.VN
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ