Long Xuyên (An Giang) phát triển diện tích sản xuất rau an toàn
Theo bà Lương Sơn Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Long Xuyên, mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) xuất phát đầu tiên ở phường Mỹ Thạnh từ những năm 1999-2000. Ban đầu, Tổ sản xuất RAT phường Mỹ Thạnh thành lập gồm 12 thành viên, với diện tích 3.000m2.
Nông dân tận dụng những diện tích đất trống xung quanh nhà, tranh thủ gieo sạ vài loại rau màu, mở 2 gian hàng rau sạch ở chợ Mỹ Bình và chợ Long Xuyên, góp phần tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, lúc này sản xuất còn rất manh mún, hiệu quả chưa cao, nên nông dân vẫn chưa mặn mà với mô hình này.
Nhận thấy điều này, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV), Hội Nông dân thành phố đã nhanh chóng mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cho nông dân ở địa phương. “Hiện nay, diện tích sản xuất của tổ đã tăng lên 4 héc-ta, với 26 thành viên, tập trung sản xuất ở 2 khóm Hòa Thạnh, Thới Thạnh.
Do các loại rau màu có hệ số quay vòng đất nhanh, có thể sản xuất từ 8-10 vụ/năm, với giá bán trung bình khoảng 3.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, nông dân có thể thu lợi nhuận khoảng 1,5 triệu/công”- ông Mai Thành Phước- Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT phường Mỹ Thạnh phân tích.
Từ đó, nông dân ngày càng có ý thức trong ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, trong đó có sản xuất RAT. Điều này đã góp phần không nhỏ đưa nông nghiệp của thành phố phát triển đa dạng, đời sống người dân ngày càng ổn định. Với 1,3 héc-ta đất sản xuất cùng 9 thành viên lúc mới thành lập, hiện nay, Tổ sản xuất RAT xã Mỹ Khánh đã tăng lên 17 thành viên, diện tích trên 2 héc-ta.
Bà con sản xuất bằng cách tận dụng tối đa diện tích đất xung quanh nhà, sân bãi, trên triền đê bao để mở rộng diện tích, trồng nhiều chủng loại: Rau muống, cải, mồng tơi, hành, ngò…, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. “khi mới thành lập, các tổ viên còn rất lúng túng, vào từng thời điểm trong năm chưa phân bổ được loại rau màu nào để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cũng nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật ở xã, rồi học được cách sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đảm bảo thời gian cách ly an toàn… nên bà con mạnh dạn sản xuất”- anh Đào Quang Trí, Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT xã Mỹ Khánh chia sẻ.
Bằng việc ham học hỏi, nhanh chóng nắm bắt được thị trường, cùng với việc nhận được sự đầu tư hợp lý, nhiều năm nay, Tổ hợp tác sản xuất RAT theo hướng VietGAP ở xã Mỹ Hòa Hưng đã giúp cho bà con có được thu nhập ổn định, từng bước tạo được thương hiệu riêng. Hiện nay, diện tích sản xuất của tổ đã tăng lên gần 12,7 héc-ta, với 31 thành viên tham gia.
Được UBND TP. Long Xuyên đầu tư: Nhà sơ chế, nhà vệ sinh, máy rửa rau, hệ thống tưới phun, nhà lưới cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và được vay vốn từ quỹ Hỗ trợ nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tham gia sản xuất.
“Khi tham gia mô hình, nông dân được tiếp cận với kỹ thuật mới, tham gia các lớp tập huấn sản xuất RAT, như: Quản lý đất trồng rau, nước tưới, phân bón, thu hoạch phải đảm bảo đúng quy trình sản xuất, phân phối xuống giống hợp lý,… với nhiều chủng loại phong phú và sơ chế phân phối đưa ra thị trường”- anh Huỳnh Ngọc Diện, Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT xã Mỹ Hòa Hưng cho hay. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất từ 400.000 - 500.000 đồng/héc-ta/vụ, sản phẩm chất lượng và lợi nhuận cũng tăng theo.
Tổ sản xuất RAT xã Mỹ Hòa Hưng được cấp chứng nhận 17 loại rau - củ - quả, cung cấp thường xuyên cho siêu thị Co.opmart Long Xuyên, chợ Mỹ Bình, Công ty TNHH MTV TMDV Phan Nam từ 500 - 700 kg/ngày. Ngoài ra, còn cung cấp cho các chợ Long Xuyên, Mỹ Phước, Bình Khánh, Trà Ôn… với giá cả hợp lý, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận được với các sản phẩm an toàn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao