Tin nông nghiệp Lựa chọn Probiotics thế nào cho hiệu quả trong chăn nuôi

Lựa chọn Probiotics thế nào cho hiệu quả trong chăn nuôi

Tác giả P.V, ngày đăng 25/11/2016

Lựa chọn Probiotics thế nào cho hiệu quả trong chăn nuôi

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay, probiotics đang là giải pháp tối ưu thay thế kháng sinh và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Tại Việt Nam, trước bối cảnh chính phủ ban hành các quy định cắt giảm kháng sinh trong chăn nuôi, probiotics dần thâm nhập vào thị trường thức ăn chăn nuôi, là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao hệ miễn dịch vật nuôi. Tuy nhiên, số lượng chế phẩm probiotics tràn lan đang đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong việc lựa chọn sản phẩm probiotics đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong ảnh: Sử dụng Probiotics rất có hiệu quả trong chăn nuôi.

Các sản phẩm probiotics tại Việt Nam hiện nay được cung ứng bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên không phải chế phẩm nào cũng đạt “chuẩn” và phù hợp với môi trường, khí hậu, điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Một chế phẩm probiotics đạt hiệu quả ở một quốc gia nông nghiệp tiên tiến nhưng có thể hoàn toàn không hiệu quả ở một quốc gia nông nghiệp đang phát triển như Việt Nam. Và nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ hệ sinh thái vi sinh từng nơi.

Các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam “đau đầu” trong việc tìm kiếm và lựa chọn chế phẩm probiotics phù hợp để bổ sung vào dây chuyền sản xuất, bởi rất nhiều yếu tố. Theo GS.TS Vũ Duy Giảng - nguyên giảng viên ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội thì có ba yếu tố chính quyết định đến chất lượng của probiotics.

Thứ nhất, về nguồn gốc: Vi khuẩn probiotics phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Các chủng vi sinh cần được phân lập và định danh đến dòng (strain). Các dòng (strain) khác nhau trong cùng một loài (species) có thể có ảnh hưởng có lợi khác nhau đối với động vật sử dụng nó (Bermadeau và Vermoux, 2013). Theo đánh giá, các chế phẩm vi sinh được phép thương mại hóa ở châu Âu đều chứa các vi sinh được xếp vào nhóm an toàn.

Thứ hai, về đặc tính sản phẩm: Probiotics chất lượng phải là sản phẩm phù hợp với hệ sinh thái của từng khu vực và chuồng trại. Nhiều sản phẩm chất lượng được ứng dụng rộng rãi tại nước ngoài, tuy nhiên về Việt Nam, với điều kiện môi trường chăn nuôi kém hiện đại, sản phẩm đó cũng không phát huy tối đa hiệu quả như mong muốn. Tại Việt Nam, bào tử bền nhiệt Bacillus của công ty BioSpring – bào tử được chuyển giao độc quyền từ Đại học Royal Holloway, Đại học Luân Đôn, Anh Quốc được đánh giá là an toàn và có hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Và điều này đã được thử nghiệm hiệu quả tại hơn 50 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và 20.000 trang trại trên khắp cả nước.

Thứ ba, khả năng chịu nhiệt: Vi khuẩn dùng làm probiotics phải có khả năng sống sót dưới nhiệt độ cao của quá trình chế biến, với nồng độ và lượng tế bào phải đạt từ 106-107 CFU/g chế phẩm trở lên. Trong số các vi sinh thường được sử dụng cho việc sản xuất chế phẩm probiotics, bào tử Bacillus là vi khuẩn chịu nhiệt cao nhất và được đánh giá là toàn diện nhất trong việc sử dụng làm chế phẩm probiotics. Bào tử Bacillus của BioSpring với khả năng chịu nhiệt đến 95oC mà vẫn đạt mức tế bào sống >1010 CFU/g sản phẩm được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu cho các chế phẩm probiotics.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi làm sao đạt hiệu quả tốt nhất luôn là nỗi băn khoăn của đông đảo các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam. Mavromichalis (12/2014) có nhận định rằng: “Tuy dưới một cái tên chung là probiotics, nhưng có rất nhiều những chế phẩm probiotics khác nhau, chúng không chỉ khác nhau về giá mà còn rất khác nhau về tính hiệu quả”. Việc lựa chọn và sử dụng đúng chủng loại probiotics phù hợp với đặc tính trang trại và vật nuôi Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc mở rộng và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.


“Cuộc chiến” ong nội - ong ngoại: Cấm phải có cơ sở rõ ràng! “Cuộc chiến” ong nội - ong ngoại: Cấm… "Cuộc chiến" ong nội - ong ngoại: Phi…