Lúa lai KC06-1, KC06-2 trên cao nguyên
Đó là đánh giá của bà con nông dân tại mô hình SX khảo nghiệm hai giống trên của anh Trần Đình Quang ở thôn Thăng Lập, xã Ea Kuang, huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk.
Sau 102 ngày gieo trồng, anh Quang thu về được 1,6 tấn thóc/2.000 m2. Đặc biệt giống lúa này có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi ở Tây Nguyên, cây cứng, bông dài, hạt đóng dày, số hạt chắc nhiều, cơm mềm, dẻo và thơm.
Hai giống lúa lai thơm này có TGST ngắn hơn 5 - 7 ngày so với giống lúa lai đối chứng, hàm lượng amylose thấp hơn, chất lượng cơm gạo hơn hẳn so với giống lúa lai đối chứng. Năng suất từ 7- 8 tấn/ha vụ HT, 10-12 tấn/ha vụ ĐX, vượt hơn giống đối chứng lúa thường từ 30 - 68%.
Anh Quang cho biết, mặc dù Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) hợp đồng bảo hiểm trồng giống lúa lai KC06-1 và KC06-2 vụ ĐX 2014-2015, nhưng anh vẫn hồi hộp vì đây là lần đầu tiên trồng lúa lai.
Thời gian đầu, cây lúa không khỏe như giống đối chứng, nhưng càng về sau cây càng phát triển mạnh hơn, số bông nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến trên lúa ở Tây Nguyên. Giảm số lần phun thuốc BVTV, từ đó giảm chi phí. Năng suất cao hơn giống đối chứng nên tăng lợi nhuận.
Theo ông Mai Khắc Sơn, phụ trách kinh doanh khu vực Tây Nguyên của SSC, đây là vụ đầu tiên Cty đưa 2 giống lúa này lên Tây Nguyên khảo nghiệm. Các mô hình đều cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Vụ ĐX 2015-2016, SSC sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị làm khảo nghiệm trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ