Lúa ốm yếu khi mang bầu do thời tiết hay canh tác?
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, hiện rãnh áp thấp nối với áp thấp nóng phía tây tiếp tục bị nén về phía nam. Trên cao áp cao cận nhiệt đới hoạt động mạnh.
Sử dụng Comcat để kích hoạt bộ rễ, tăng cường sức chống chịu của cây lúa. Giúp lúa lấy nhiều nước, phân bón, hình thành đòng hoàn thiện, bảo vệ năng suất
Vì vậy, đợt nắng này sẽ kéo dài đến ít nhất từ 28 - 29/4 trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35 - 37 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Điều này sẽ gây bất lợi đến đời sống sinh hoạt con người, và đặc biệt hơn bất lợi vô cùng cho cây lúa vụ HT ở ĐBSCL đang giai đoạn đầu vụ.
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp phân tích, nắng nóng sẽ gây bất lợi đến SXNN, làm tăng tổng tích ôn của cây lúa, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phân hóa mầm hoa có thể sẽ diễn ra sớm hơn so với bình thường vài ngày.
Bên cạnh đó nắng nóng còn làm cho phân bón bị thất thoát do bốc hơi mạnh, thiếu dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa giai đoạn làm đòng, từ đó làm tăng chi phí SX mà năng suất lại suy giảm không theo ý muốn.
Nắng nóng khiến lúa tiêu thụ lượng nước nhiều hơn, nước mặt ruộng sẽ bốc hơi nhanh hơn. Trong khi giai đoạn làm đòng cây lúa cần nhu cầu nước trong ruộng ít nhất 5cm.
Nắng nóng, thiếu nước ở đồng ruộng tăng phèn làm bộ rễ lúa kém phát triển ảnh hưởng việc lấy dưỡng chất, hấp thu phân bón chậm hơn, ít hơn dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cây lúa.
Nắng nóng kéo dài sẽ làm lúa phân hóa mầm hoa sớm hơn, diện tích lá cờ giảm, cây chưa tích lũy đủ dưỡng chất cần thiết. Do cung cấp dinh dưỡng không kịp thời làm cho quá trình hình thành mầm hoa và phát triển bông không hoàn hảo, dẫn đến bông ngắn, không đảm bảo số hạt trên bông. Do đó sẽ làm giảm đáng kể năng suất.
Nắng nóng cũng là nguyên nhân chủ quan, làm cho nông dân ngại đi thăm đồng, ít quan sát cây lúa để bón phân kịp thời. Nông dân bón phân theo tập quán cũ, trễ hơn so với nhu cầu phân bón của lúa giai đoạn làm đòng, còn gọi là lúa đang trong giai đoạn “mang bầu”.
Ông Bùi Văn Nhàn ở ấp Thới Thuận A, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ SX 1.6ha lúa HT đang trong giai đoạn làm đòng, cho biết: Vụ lúa HT năm nay có thể nói làm năm SX gặp nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi làm tăng chi phí của nông dân và còn ngại thăm đồng thường xuyên.
“Một vài bà con ở gần, do chủ quan, đến khi thấy lúa không phát mà gần đến ngày có đòng nên phải nung thêm phân, bơm thêm nước, làm cho chi phí đội lên thêm gần 100.000 - 120.000 đồng/công. Riêng tôi, với kinh nghiệm của mình, trước khi bón phân đón đòng 2 ngày, phun 1 cữ Comcat 150WP vì vậy rễ ra mạnh, lúa ăn phân nhiều, đòng đòng rất mập. Tính ra 1ha vậy cũng đỡ tiền bơm nước, dặm phân gần 700.000 đồng, cộng thêm lúa được đủ sức nuôi đòng”, ông Nhà nói.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Tháp cho biết: Nắng nóng như hiện nay nhiệt độ có lúc ở ĐBSCL lên 38 độ C, sẽ làm ảnh hưởng sinh trưởng của cây lúa ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó nắng nóng làm tăng chi phí cho nông dân như tốn tiền bơm nước, xịt thuốc cỏ đầu vụ, phân bón bóc hơi…
Theo bà Ánh, nắng nóng lúa sẽ làm đòng sớm so với thời tiết bình thường ở vụ lúa ĐX vừa rồi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần phải thăm đồng thường xuyên sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý ở từng giai đoạn để giúp lúa cần, đủ dinh dưỡng nuôi cây phát triển xanh tốt trong lúc thời tiết cực đoan.
Lúa có đòng to khi sử dụng comcat trong điều kiện nắng, hạn
PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng bộ phận thường trực Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đưa ra giải pháp giúp lúa có đòng to trong điều kiện nắng nóng hiện nay. ĐBSCL và Nam Bộ đang vào cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 37 độ C làm cho cây lúa hô hấp mạnh, nông dân cần lưu ý các giải pháp giúp cho cây lúa khỏe, có đòng to như sau:
Khi lúa đẻ kín hàng (khoảng 30 ngày sau sạ) cần rút nước để hạn chế chồi vô hiệu, giúp rễ ăn sâu, giúp lúa làm đòng thuận lợi.
Khi lúa có tim đèn (1-2mm) đưa nước vào bón phân theo kỹ thuật không ngày, không số: Đối với trường hợp 1 chỗ lúa có màu vàng tranh bón 50kg Ure + 50kg KCl/ha; trường hợp 2 chỗ lúa còn hơi xanh bón 30kg Ure + 50kg KCl/ha; trường hợp 3 chỗ lúa xanh đậm bón 50kg KCl/ha (không bón Ure).
Trước khi bón phân cần phun xịt các loại thuốc có tính kích kháng giúp lúa hấp thu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng như Comcat – Phun Comcat 150WP, lúa sẽ có đòng to, trổ thoát (chống nghẹn đòng), bông dài, tăng tỷ lệ hạt chắc.
Xử lý Comcat 150 WP
Nắng nóng làm cho cây lúa thấp, lùn, còi cọc, giảm hấp thu nước và dưỡng chất kém sẽ dẫn đến cản trở phát triển thân lá. Làm cho quá trình tích luỹ dưỡng chất trên cây lúa giảm. Kết hợp với diện tích lá cờ giảm, cây không cung đủ chất để nuôi đòng, nuôi hạt.
Phun Comcat 150WP sẽ kích hoạt hệ thống enzym chống điều kiện thời tiết bất lợi của cây lúa. Tăng cường hàm lượng proline, có vai trò ổn định hệ đệm tế bào, và loại bỏ gốc tự do. Tăng khả năng chống chịu hạn, mặn của cây lúa.
Comcat giúp sản sinh vitamin E, tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa, chống chịu hạn, sốc nhiệt. Đồng thời, cây lúa sẽ phát triển tối ưu diện tích bộ lá đòng, thúc đẩy quá trình tạo ra nhiều năng lượng ATP, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng trên thân, bẹ, lá. Giúp bộ rễ phát triển mạnh, lấy nhiều nước và dưỡng chất nên thân mập, lá dầy, đòng no, bông dài, nhiều hạt.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ