Luân Canh Lúa-Tôm Sú Theo Hướng GAP
Mô hình luân canh lúa- tôm sú đã và đang phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở đất Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá lâu. Hiện nay do thoái hoá giống, năng suất lúa không được cao và luôn bị sâu bệnh tấn công nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Năm 2007 dự án nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi Mỹ Xuyên (HCQIP) đã triển khai thực hiện 1.341 ha với 3 giống lúa thơm chủ lực là ST3, ST5, ST10 trong vùng luân canh lúa-tôm sú ở 3 xã Ngọc Đông, Hoà Tú 1, Gia Hoà.
Các hộ dân tham gia dự án được chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật: Qui trình kỹ thuật canh tác quản lý dịch hại tổng hợp (IPM0 theo GAP, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo GAP), với qui trình trồng lúa theo hướng an toàn.
Kết quả năng suất đạt khá cao bình quân 5,77 tấn/ha, cao hơn các năm trước từ 0,8-1 tấn/ha, chi phí bình quân 4.630.000 đồng, lúa bán được giá từ 3.900-4.000 đồng/kg, lãi 19 triệu đồng/ha. Mô hình luân canh lúa-tôm sú theo hướng GAP bước đầu đã đạt được hiệu quả tích cực cho vùng đất ven biển nhiễm mặn Sóc Trăng.
Theo đánh giá của các ngành chức năng mô hình luân canh lúa-tôm sú theo hướng GAP phù hợp với vùng đất nơi này và mang tính bền vững, được sử dụng giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao, nâng cao trình độ nhận thức của nông dân.
Hiện nay, dự án đang triển khai đến hộ nông dân qui trình kỹ thuật nuôi tôm sú sạch theo mô hình quảng canh cải tiến hướng GAP, với mật độ thưa, vừa đảm bảo môi trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bán được giá, cung cấp nguồn nguyên liệu các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường khó tính.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ