Lưu ý nuôi tôm khi hạn, mặn - Phần 2 (Phần cuối)
Đặc biệt, hiện nay mực nước ngầm đang sụt giảm trầm trọng.
Nếu người dân dùng nước giếng khoan phục vụ cho nuôi tôm, sẽ gây hạ thấp mạch nước ngầm.
Dẫn tới sụt lún mặt đất và tạo điều kiện xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn.
Nhiều địa phương đã khuyến cáo người dân sử dụng nguồn nước trên tiết kiệm, hợp lý.
Vậy làm cách nào phù hợp nhất, để duy trì độ mặn ở mức ổn định mà không cần dùng tới mạch nước ngầm?
Th.S Mã Huy cho biết, giải pháp hiệu quả nhất là phải có tỷ lệ ao lắng để chủ động trữ nước mưa, đảm bảo cung cấp nước trong mùa hạn mặn.
Bên cạnh đó, người nuôi tôm nên chú ý gia cố bờ bao, hạn chế rò rỉ và luôn duy trì mực nước cao đối với mùa này, từ 0,5 m trở lên (nuôi quảng canh), để làm giảm được biến động của môi trường.
Đối với những hộ đang nuôi ở độ mặn cao, không có ao lắng thì có thể tận dụng diện tích mương, vườn để làm ao lắng, hoạc liên kết các hộ khác dùng chung ao lắng.
Nếu không có ao lắng để cung cấp nước thì buộc phải lấy nước từ sông ngòi, kênh rạch vào.
Trong mùa hạn mặn mực nước rút rất thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro như nguồn bệnh, khuẩn gây hại… người nuôi phải chú ý các thông báo quan trắc môi trường để lấy được nguồn nước đẹp, ở thời điểm tốt nhất.
Sau khi lấy vào ao nuôi thì tiến hành diệt khuẩn lại.
Đồng thời kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên để chủ động xử lý.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ