Tôm thẻ chân trắng Lưu ý nuôi trồng thủy sản trong mùa đông

Lưu ý nuôi trồng thủy sản trong mùa đông

Ngày đăng 24/07/2015

Lưu ý nuôi trồng thủy sản trong mùa đông

Nhằm khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, người chăn nuôi nên thực hiện một số giải pháp quản lý sức khoẻ cá nuôi vào thời điểm chuyển mùa như sau:

  1. Thả giống

Thả cá giống cần thực hiện sau khi thời tiết ổn định không nên thả giống khi có gió Bắc.

Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nuôi (đặc biệt chú ý đến ao nuôi cá trên vùng đất nhiều phèn).

Sau khi thời tiết ổn định, kiểm tra pH, nếu vẫn thấp, tiếp tục dùng vôi bột với lượng như trên hoà tan trong nước tạt đều khắp ao, xử lý từ từ cho đến khi pH đạt trong ngưỡng cho phép (pH = 7-7,5).

  1. Chăm sóc, quản lý

Cho cá ăn theo phương pháp “4 định”, những ngày có gió mùa cần điều chỉnh lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn khi ổn định thời tiết mới tiếp tục cho cá ăn.

Bổ sung thêm vitamin C, vitamin B1, thuốc tiên đắc, thuốc KN-04-12,… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhằm tăng sức đề kháng và phòng một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá trắm cỏ, chép, rô phi, trôi như: xuất huyết, đốm đỏ, bệnh đường ruột…

Lưu ý: khi dùng thuốc phòng, trị bệnh:

+ Không thay nước ao, cần giữ môi trường nước sạch và ổn định

+ Không kéo cá, dồn cá

+ Không cho cá ăn trước 1 ngày cho thuốc

+ Lượng thức ăn trộn với thuốc giảm bằng một nửa so với ngày bình thường để bảo đảm cá sử dụng hết thức ăn.

  1. Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

– Giữ độ sâu mực nước ao nuôi 1,5-2 m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế tối đa những hoạt động có thể làm cá bị “sốc” như bắt, kéo lưới, san cá… Định kỳ 2tuần/lần dùng vôi bột hay một số loại thuốc sát trùng: BKA, BKC, VICATO  theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ức chế, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi-rút, vi khuẩn gây bệnh cá.

– Không sử dụng phân hữu cơ bón cho ao trong suốt mùa đông lạnh.

– Thường xuyên thăm kiểm tra ao nuôi hàng ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường để có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý.

Tags: nuoi trong thuy san trong mua dong, nuoi thuy san, ao nuoi tom, xu ly ao nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất thành công giống cá rô biển nước ngọt Sản xuất thành công giống cá rô biển… Phát triển công nghệ nuôi cá chép, rô phi chất lượng cao Phát triển công nghệ nuôi cá chép, rô…