Mận An phước - Chi tiết
I/ GIỚI THIỆU
Mận An Phước có nguồn gốc từ giống mận Thoongsamri Thái Lan, được ghép với giống mận xanh đường của Việt Nam.
Trái có hình dáng chuông, thuôn, dài; trọng lượng bình quân 250 gram đến 300 gram/trái.
Màu đỏ sậm, ruột đặc, dòn và ngọt.
II/ NHÂN GIỐNG
Mận được nhân giống bằng phương pháp vô tính (ghép), dùng mắt ghép hoặc cành ghép của giống Mận An Phước để tạo cây ghép cho mau trái.
III/ KỸ THUẬT TRỒNG
3.1. Đất trồng
Mận An Phước trồng được trên mọi loại đất nhưng phải thoát nước tốt, tốt nhất nên trồng đất phù sa ven sông hoặc đất thịt.
Đào hố: kích thước 0.6 x 0.6 x 0.6 m, bón lót phân 10 ngày trước khi trồng.
3.2. Khoảng cách trồng
Hàng cách hàng 6m.
Cây cách cây 4m.
3.3. Cách trồng
Trên chân đất vừa chuẩn bị xong, đào hố nhỏ vừa kích thước bầu đất, sau đó rạch bầu đất cẩn thận và đặt cây vào, cắm cọc để giữ im gốc.
3.4. Bón phân
Bón lót: Mỗi hố bón:
+ 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục.
+ 300 gram phân hữu cơ Dynamic đậm đặc.
+ ít hạt Vibasu 10 H.
Bón thúc:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
- Dùng phân hữu cơ Dynamic đậm đặc 20 gr/lần; 3 tháng/lần.
- Khi cây gần đạt đường kính tán 2m, tăng dần lượng phân Dynamic lên 0.5 kg/lần.
- NPK 16 – 16 – 8: 30 – 50 gr/lần; 3 tháng/lần bón.
Giai đoạn cây cho trái:
- Trước khi cây ra hoa 1 tháng ( sau trồng 12 – 14 tháng) sử dụng NPK 9 – 24 – 24 từ 0.3 – 0.4 kg, kết hợp với phun phân bón lá giúp cây phân hoá mầm hoa tốt.
- Sau khi hoa nở 3 ngày, phun 1 lần GA3 với nồng độ 10mg/lít lên chùm hoa.
- Cần tỉa bỏ bớt hoa, chừa lại 3 – 4 hoa/chùm; tuỳ theo kích thước của cành mà phân bố chùm hoa hợp lý (những cành nhỏ nên chừa 1 chùm/cành).
Giai đoạn nuôi trái: Dùng phân NPK 15 – 15 – 15 với lượng 0.7 – 1 kg, tuỳ theo cây lớn nhỏ.
Giai đoạn trước thu hoạch khoảng 20 – 22 ngày nên bón bổ sung phân có hàm lượng Kali cao để tăng chất lượng trái.
3.5. Chăm sóc
- Tưới nước đầy dủ cho cây.
+ Trước khi cây ra hoa cần ngưng nước để ức chế sinh trưởng của cây.
- Tạo tán:
+ Cần tạo tán cây mận theo hình chữ Y để cây không quá cao, vừa tầm chăm sóc và thu hoạch.
+ Cắt bỏ hết cành mọc ngược, mọc xiên; làm sao cho tất cả cành lá của cây đều nhận được ánh sáng mặt trời.
+ Tỉa cành hàng năm sau khi thu haọch trái, nhất là sau mùa mưa.
- Sau khi cây đậu trái, cần tỉa bỏ bớt trái, chừa 2 – 3 trái/chùm để trái có kích thước to và đồng đều.
- Vì mận là cây cần có mẫu mã trái đẹ, nên việc phòng trừ sâu đục trái là cần thiết, do đó cần bao trái mận (nhất là vào mùa mưa) để tránh tình trạng trên.
Trái được bao sau khi xịt GA3 7 ngày.
Nếu trồng chuyên canh, 2 năm sau khi cây phát triển xanh tốt nên sử dụng Paclobutrazol phun đều lên tán cây để xử lý ra hoa (300 gr/20 lít nước).
3.6. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu ăn lá: Loại sâu này cắn phá lá từ lá non đến lá già, gây cây xơ xác.
- Ruồi đục trái: Khi cây bắt đầu đậu trái là loại sâu này xuất hiện, chúng đẻ trứng và gây nứt nẻ, ứ nước trái.
- Phòng trừ: Bao trái.
+ Thu dọn tàn dư trái hư ra khỏi vườn.
+ Sử dụng bẫy để dẫn dụ bắt chúng.
- Bệnh thối trái: Nếu trên cây có hiện tượng trái thối nên sử dụng thuốc nội hấp để phun trị.
3.7. Thu hoạch
- Từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 90 ngày.
- 1 năm thu khoảng 3 vụ (nếu trồng chuyên canh).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ