Tin nông nghiệp Mía Hòa Bình chắc, khỏe, năng suất cao nhờ phân Văn Điển

Mía Hòa Bình chắc, khỏe, năng suất cao nhờ phân Văn Điển

Tác giả Chu Công Tiện - Nguyên PGĐ TTKN Hà Nội, ngày đăng 01/11/2016

Mía Hòa Bình chắc, khỏe, năng suất cao nhờ phân Văn Điển

Phân Văn Điển giúp cho mía sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với những điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh, giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cao, chất lượng tốt.

Nhu cầu dinh dưỡng cao

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, có thể trồng ở hầu hết các loại đất và các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Là cây có năng suất cao nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Do đặc tính và yêu cầu dinh dưỡng rất cao của cây mía nên nông dân ở nhiều tỉnh trong đó có Hòa Bình, nơi có diện tích trồng mía nhiều đã sử dụng phân Văn Điển bón cho mía rất hiệu quả.

 

Trong ảnh: Người trồng mía huyện Cao Phong và Tân Lạc (Hòa Bình) rất tâm đắc với việc sử dụng phân bón Văn Điển cho cây mía. Ảnh: C.T

Đất trồng mía của Hòa Bình chủ yếu là đất đồi, đất vườn, màu vàng tạo ra qua quá trình phong hóa đá freranit, có tầng canh tác dày, đất chua, nhiều nơi rất chua pH: 3,8-4,2, nghèo Ca, Mg, Si hòa tan. Đất cao lại dốc, bón loại phân lân tan nhanh gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên dễ bị rửa trôi khi gặp mưa. Lân Văn Điển là loại phân lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi, phân còn dành cho vụ sau. Đất chua lại bón loại phân có tính chua như phân lân có tính axit, đạm ure… làm cho đất ngày càng chua thêm trong khi cây mía ưa đất có tính kiềm pH 6-7,5. Đất chua gây khó khăn cho cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng và còn làm ngộ độc bộ rễ. Lân Văn Điển có tính kiềm pH 8-8,5, do có tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua.

Mía ngọt thơm năng suất cao

Cây mía là cây trồng chủ lực của Hòa Bình, diện tích mía 9.200ha. Huyện Cao Phong và Tân Lạc là nơi có diện tích mía nhiều nhất tỉnh Hòa Bình. Bà Nguyễn Thị Nam (Phố Lồ, Phong Phú, Tân Lạc) cũng rất tâm đắc với phân Văn Điển: “Gia đình có 3ha mía tím và mía trắng, cứ 1.000m dài bón lót 1 tạ lân Văn Điển và 3 tạ phân chuồng. Sau trồng 1,5 đến 2 tháng bón phân NPK Văn Điển 12-8-12, 1,5 đến 2 tạ cho 1.000m dài. Bón phân Văn Điển mía trắng, cây chắc, không bị xốp ruột như bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua. Mía tím màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm. Mía tím và mía trắng bón phân Văn Điển lóng dài, cây mập, ngọn nở, lá màu xanh sáng, cứng cây.

Phân Văn Điển phát huy tác dụng của các chất trung và vi lượng trong phân lân và NPK Văn Điển, đó là sự khác biệt của loại phân này. Chất silic làm cứng cây, hạn chế đổ, tăng khả năng chống hạn, chống sâu bệnh, giảm độc mangan, tạo diệp lục, tăng hàm lượng Gluxit, tinh bột, đường. MgO: Khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất, tổng hợp Protein và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Ngoài ra các chất vi lượng như: Zn, B, Mo, Cu, Co… có trong phân Văn Điển cây cần số lượng ít nhưng rất cần thiết giúp tăng năng suất, chất lượng mía.

Phân Văn Điển bón cho mía ngoài lân Văn Điển còn 2 loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển là: NPK:12-8-12 và NPK: 16-6-16. Nên rất hợp bón lân Văn Điển với NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn. Bón lót 1 sào 5-7 tạ phân hữu cơ, 30-40kg phân lân Văn Điển. Đào rãnh, bón phân hữu cơ + phân lân, lấp đất, đặt hom. Bón thúc đợt 1, khi mía đẻ nhánh, 1 sào bón 30-40kg NPK Văn Điển: 12-8-12 hoặc NPK Văn Điển: 16-6-16. Bón thúc đợt 2, khi mía bắt đầu vươn lóng, bón 1 sào: 25-30kg một trong hai loại phân trên. Cuốc xả hai bên mép luống cách gốc 20-30cm, sâu 15-20cm, bón phân lấp đất kết hợp với tưới đủ ẩm.


Táo tàu Hàn Quốc xách tay, đắt đỏ vẫn cháy hàng Táo tàu Hàn Quốc xách tay, đắt đỏ… WB hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thực phẩm WB hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an…