Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, anh Nguyễn Minh Hải ở thôn Quảng Trung, xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp) nhận thấy mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ở nhiều nơi.
Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.
Với lượng nguyên liệu này tạo ra được lớp đệm lót dày trên 70cm… Để bảo đảm phân được phân hủy tốt và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, mật độ thả heo 10 - 20 con/ô chuồng 20m2, tùy theo heo lớn hay nhỏ. Đệm lót sinh học được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho heo... Đặc biệt, nuôi heo theo mô hình này hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Với 2 ngăn chuồng, dùng đệm lót sinh học giảm được 60% công lao động ở khâu dọn phân, tắm heo và rửa chuồng; giảm bệnh tật cho heo…Với 2 đợt nuôi heo thịt đầu tiên, từ mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, anh Hải thêm lợi nhuận trên dưới 20% so với phương pháp nuôi heo truyền thong.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ