Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao
Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.
Đầu tháng 6/2012, nhận thấy nước sông đã giảm bớt độ mặn, anh Sơn lựa con nước lớn lấy nước vào ao dự trữ, với diện tích 1.250 m2 mặt nước anh thả nuôi 60 kg cá rô phi giống loại từ 200 - 300 con/kg, kinh phí đầu tư 3,6 triệu đồng. Anh tiếp tục mua thêm 1 triệu đồng lưới bao xung quanh ao để ngăn chặn các loài gặm nhấm làm hại cá và để không thất thoát.
Cá rô phi là loài ăn tạp, mau lớn, sống thích nghi nhiều môi trường nước khác nhau kể cả nước ngọt hay lợ mặn. Do trong đáy đầm còn thức ăn dư của tôm từ những vụ nuôi trước nên anh Sơn không phải tốn chi phí đầu tư thức ăn cho cá. Nhờ chăm sóc tốt, đầm cá của anh phát triển rất nhanh chóng, sau 4 tháng thả nuôi đã cho thu hoạch.
Anh Sơn cho biết, do những ngày giữa đầu tháng 10 có mưa to cộng với triều cường quá lớn, một số đoạn đê quanh đầm cá bị ngập, gia đình anh không kịp gia cố đã gây thất thoát khoảng 50% lượng cá trong đầm. Tuy nhiên anh vẫn thu hoạch được khoảng 1 tấn cá thịt thương phẩm bán với giá 20.000 đồng/kg (loại từ 6 - 7 con/kg), trừ đi chi phí con giống và vật tư trang thiết bị, lời 14,4 triệu đồng. Anh Sơn tâm sự: "Rút kinh nghiệm lần này tôi sẽ gia cố lại đầm và tiếp tục thả nuôi lứa cá mới hy vọng sẽ mang lại kinh tế khá hơn!".
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ