Mô hình kinh tế Mô hình nuôi tôm phù hợp bí quyết để thành công

Mô hình nuôi tôm phù hợp bí quyết để thành công

Tác giả Hoàng Nhã, ngày đăng 28/12/2023

Mô hình nuôi tôm phù hợp bí quyết để thành công

Người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là EHP. Việc chọn lựa mô hình nuôi phù hợp là giải pháp quan trọng giúp vụ tôm “về đích”.

Ngày 17/11/2023, Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Đức tại Việt Nam (GIZ) tổ chức “Hội thảo tham vấn xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi”, nhằm chia sẻ, thảo luận những vấn đề về: công tác quản lý con giống, giải pháp phòng chống dịch bệnh EHP hiệu quả, mô hình nuôi hiệu quả, giải pháp tiết giảm chi phí, thông tin dự báo thị trường…

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Đây là diễn đàn mở nên hội thảo nhận được rất nhiều chia sẻ về cách làm hay, hiệu quả cũng như ý kiến thảo luận nghiêm túc, khoa học của các đại biểu về chủ đề trên.

Nguồn nước và con giống là yếu tố then chốt

Chia sẻ về giải pháp phòng bệnh EHP và mô hình nuôi hiệu quả, ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood), một trong những doanh nghiệp có diện tích nuôi tôm lớn ở Sóc Trăng nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, cho rằng để phòng chống EHP hiệu quả thì phải hiểu nó đến từ đâu và thường đến vào thời điểm nào. Cũng theo ông Phục, để nuôi đạt hiệu quả cao, cần thuận theo tự nhiên và áp dụng khoa học công nghệ.

Về tự nhiên, theo ông Phục, qua theo dõi nhiều năm ở vùng ĐBSCL dịch bệnh EHP xuất hiện nhiều vào cuối vụ 1, tức khoảng cuối tháng 4 và kéo dài đến tháng 8, còn trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau lại rất ít EHP. Ông Phục chia sẻ: “Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung thả giống vào tháng 12 sau khi hết mưa và có những đợt nắng dài ngày. Ở vụ nuôi này, chúng tôi chẳng những chưa bao giờ thất bại mà còn có tỷ lệ thành công rất cao, trên 80%, có những năm trên 95%. Đặc biệt, năm 2023 có đến 98% ao thu hoạch được tôm về size lớn. Như vậy, coi như chúng tôi xác định được sơ bộ EHP có từ lúc nào và có từ đâu”.

Riêng về vụ nghịch (thả giống từ cuối tháng 4 đến tháng 8) ông Phục thừa nhận phải đến năm 2023, ông mới có được thành công như ý. Ông Phục chia sẻ tiếp: “Năm nay, tôi tiếp tục nghiên cứu, đưa ra công thức để xử lý triệt để EHP trong 40 ngày đầu bằng giải pháp tổng hợp và chúng tôi rất thành công trong vụ nuôi này khi nuôi được về đến size 19 con/kg, còn phổ biển là size dưới 30 con/kg. Đến giờ phút này hầu như không có ao nào bị EHP, chỉ có 1 vài ao bị là do con giống”. Cụ thể hơn về giải pháp trên, ông Phục cho biết vấn đề then chốt nằm ở việc dự trữ, xử lý nguồn nước và có giải pháp phòng ngừa nấm kèm theo, cụ thể như: xử lý nước triệt để 40 ngày, dự trữ nước ngay từ tháng 3 (tức giai đoạn EHP ít nhất trong năm) vì từ tháng 5, nguồn nước bên ngoài đã có sự ô nhiễm, mật số EHP đã cao và nguồn nước thứ ba là nguồn nước mưa.

“Trong giai đoạn đầu thả nuôi do sử dụng nguồn nước đã xử lý triệt để EHP nên có thể thả 250 con/m2 . Sau đó, 50 ngày nên san ra nếu không dưỡng chất trong nước không đủ cung cấp cho tôm nuôi và lúc này do tôm cũng đã lớn nên với mật độ cao rất dễ nảy sinh những vấn đề bất lợi khác do thiếu hụt các chất dinh dưỡng từ tự nhiên để giúp tôm phát triển bình thường”, ông Phục chi tiết thêm.

Đây là một kết quả đáng mừng đối với ông Phục nói riêng và người nuôi tôm nói chung, bởi việc nuôi được trong mùa nghịch rất có ý nghĩa thực tiễn, như nhận xét của ông Phục: “Một là có tôm để phục vụ nhà máy, hai là có tôm để phục vụ khách hàng, ba là giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động ở vùng sâu, vùng xa cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước dịp cuối năm”.

Tuy nhiên, ông Phục cũng cảnh báo, một khi con giống đã nhiễm bệnh thì gần như không thể nuôi về đích được, thiệt hại cho người nuôi sẽ rất lớn. Vì vậy, ông Phục mong các cơ quan quản lý Nhà nước làm sao kiểm soát tốt con giống sạch bệnh, để giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Kiểm soát tốt con giống sạch bệnh giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi

Bí quyết giảm chi phí vụ nuôi

Theo chia sẻ của ông Phục, thực tế thì mô hình ao nổi, ao bê tông, ao nhỏ thường có chi phí đầu tư cũng như vận hành rất cao, nhưng năng suất chưa như mong đợi và đặc biệt là rủi ro về dịch bệnh cũng không có sự thay đổi nhiều. Ông Phục dẫn chứng: “Đối với EHP, chủ yếu là từ con giống, môi trường ao và nguồn nước cấp, nên theo tôi, chúng ta vẫn cứ nuôi ao chìm theo truyền thống, với diện tích dễ quản lý là từ 2.000 – 3.000 m2 /ao, không nuôi nước cạn nếu thả nuôi mật độ cao vì ao nuôi rất dễ ô nhiễm”.

Cũng theo ông Phục, sở dĩ trước đây nuôi nước cạn vì nghĩ rằng như thế để đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan, nhưng qua thực tế, thì dù mực nước sâu đến 1,8- 2,2m, thả với mật độ 300 con/m2 vẫn có thể cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho ao nuôi. “Khi thấy sức tải môi trường đến ngưỡng thì tiến hành thu tỉa hoặc san ao, nên năng suất vẫn đạt rất cao giúp kéo theo giá thành thấp. Đây là một trong những giải pháp giúp giảm chi phí”, ông Phục khẳng định.

Giải pháp thứ hai là giảm chi phí sử dụng điện tạo oxy cho ao nuôi, bằng cách chỉ sử dụng quạt và hệ thống nanobuble trong giai đoạn đầu, vừa giúp tạo dòng chảy và xi phông tốt, vừa dễ vệ sinh giúp ngăn ngừa EHP bám vào ống thổi oxy. Chỉ cần bố trí hệ thống tạo oxy vừa đủ để duy trì oxy ở mức 4,5-6 là tôm phát triển tốt, chi phí điện tiết giảm được khoảng 5.000 đồng/kg tôm thương phẩm. Đây là con số tiết kiệm điện năng khá lớn và rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh chúng ta hướng đến sản xuất xanh. Tiếp theo là nên trang bị hệ thống xi phông tự động vì chi phí đầu tư hệ thống hiện khá thấp, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, lại hạn chế sự lây nhiễm EHP. Thứ ba là không sử dụng kháng sinh để phòng ngừa, vừa giúp tiết kiệm 6.000-8.000 đồng/kg tôm thương phẩm tiền kháng sinh, vừa giúp tôm tăng trưởng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Để phòng ngừa, phải bắt đầu từ khâu thiết kế hệ thống ao, xử lý nước, ngăn ngừa lây nhiễm chéo, từ công nhân, công cụ và động vật ngoại lai… còn lại là tầm soát dịch bệnh.

Sao Ta và mô hình “3 không”

“Mô hình của Sao Ta nuôi hiện nay “đi ngược lại thiên hạ”, nên khó để người nuôi áp dụng theo. Đó là không dèo, không lưới lan, không oxy đáy”, ông Hoàng Thanh Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, người phụ trách chính vùng nuôi hơn 500ha của Sao Ta mở đầu câu chuyện chia sẻ về mô hình nuôi khá ấn tượng.

Lý giải về lý do tại sao lại không dèo, theo ông Vũ là do con giống bị nhiễm bệnh luôn thải ra EHP theo đường phân, nên nếu dèo tất cả sẽ bị nhiễm. Hơn nữa, dèo chẳng khác nào ép con tôm vào môi trường chật chội, làm chậm lớn, mức độ lây nhiễm EHP càng lớn. Thực tế, tại trại nuôi Sao Ta nuôi không dèo, sau 45 ngày tôm đã về kích cỡ 100-150 con/kg, bởi vậy dù có xuất hiện EHP thì sức chống chịu của tôm cũng tốt hơn.

Vấn đề thứ hai được ông Vũ chia sẻ là nếu tăng oxy đáy nhiều sẽ vô tình làm phân tôm vỡ vụn hơn, khiến bào tử EHP phát tán nhanh, rộng hơn, tôm nhiễm EHP nhiều hơn, nhanh hơn, rủi ro sẽ lớn hơn. Ngoài ra, làm oxy đáy nấm đồng tiền cũng phát triển nhiều hơn, tạo giá thể cho EHP bám vào, khi tôm ăn phải sẽ nhiễm EHP.

Do đó, Sao Ta chỉ dùng quạt để tiết kiệm điện và thực tế chi phí tiền điện/kg tôm chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng. Về lưới lan cũng có thể là nơi để EHP bám vào, nếu không được vệ sinh tốt sẽ là nguồn lây cho vụ nuôi. Liên quan đến tảo trong ao, ông Vũ nêu quan điểm: “Thực tiễn cho thấy tảo rất có lợi nếu là tảo tốt vì nó giúp lấy CO2 , nitơ trong nước mà không tốn tiền bổ sung carbon, lại có lợi gấp 4 lần về hàm lượng oxy”.

Đối với vấn đề chi phí, theo ông Vũ, hiện có rất nhiều người nuôi tôm sử dụng vật tư đầu vào sai mục đích làm cho chi phí sản xuất tăng thêm, mà một trong số đó là diệt khuẩn định kỳ. Ông Vũ khẳng định: “Thật ra, khuyến cáo diệt khuẩn định kỳ mang tính thương mại là chính vì muốn diệt khuẩn phải sử dụng nồng độ 25ppm chlorine, nhưng nồng độ này thì không ai dám đánh vào ao. Nếu chỉ đánh nồng độ 2-3ppm thì không có tác dụng gì do không đủ liều lượng để diệt vi khuẩn”. Ngoài ra, theo ông Vũ, việc dùng hóa chất đánh vào trong ao như: khoáng, vôi hoặc trộn các chất tăng trưởng, vitamin C… chỉ thêm tốn kém chi phí, còn tác dụng thì rất hạn chế.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn ở Thanh Hoá Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thâm… Thu tiền tỷ từ mô hình nuôi cá chình vùng ngọt hóa Thu tiền tỷ từ mô hình nuôi cá…