Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả
Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).
Sau gần 12 tháng thực hiện đến giai đoạn thu hoạch, hộ ông Kator Danh thâm canh mỳ giống KM 228 đạt trên 33 tấn/ha, với chi phí đầu tư gần 35 triệu đồng/ha, doanh thu gần 58 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận trên 23 triệu đồng/ha; hộ ông Đá Mài Ben, thâm canh mỳ giống KM 140, đạt gần 22,5 tấn/ha, cao hơn gấp 3 lần các hộ trồng mỳ giống cũ, với chi phí đầu tư 34,4 triệu đồng/ha, doanh thu gần 39 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận gần 5 triệu đồng/ha. Đặc điểm sinh học của 2 giống mỳ mới là kháng bệnh tốt, rất ít sâu bệnh.
Có thể khẳng định, 2 giống mỳ KM 228 và KM 140 đang chiếm ưu thế hơn nhiều so các giống mỳ cũ đang canh tác tại huyện Thuận Bắc. Đây cũng là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình thâm canh mỳ cho các xã miền núi huyện Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ