Mô Hình Trồng Khổ Qua Theo Hướng An Toàn Sinh Học
Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.
Trước khi vào hội thảo, đại biểu đi tham quan thực tế mô hình gần 2 công đất ruộng lên líp trồng trồng khổ qua của anh Châu Văn Hòa. Anh Hòa chia thành 4 liếp, mặt rộng 3,5 mét, cao hơn mặt ruộng 5 tấc, mỗi liếp trồng 4 hàng khổ qua, cây trồng cách cây 5 tấc, với tổng cộng trên 2.000 gốc giây khổ qua, loại giống An Giang 303.
Trong thời gian thực hiện mô hình, anh được kỹ sư Phòng Nông nghiệp Bảo vệ thực vật huyện Càng Long trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh, tuân thủ theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo trái sạch, phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Qua 30 ngày trồng, khổ qua cho thu hoạch lứa trái chín và tiếp tục thu hoạch đông ken kéo dài đến gần 1 tháng rưỡi. Do khổ qua trồng trong thời điểm mùa nghịch nên giá cả luôn ở mức cao, có lúc lên 8.000 đồng/ký và nhiều lúc hút hàng không đủ bán.
Qua mô hình của anh Hòa chiết tính: 2 công trồng khổ qua thu trên 4.000 ký trái (4 tấn), bán với giá bình quân 6.000 đồng/ký, gia đình tổng thu được 24 triệu đồng. Trừ mọi chi phí đầu tư 8.100.000 đồng, còn thực lãi trên 15.900.000 đồng. tăng gấp 4 lần trồng lúa. Theo bà con dự Hội thảo đánh giá, đây là mô hình tốt, dễ thực hiện, mang lại hiệu rất cao.
Được biết “trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học” là mô hình được xã Nhị Long Phú đầu tư từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thí điểm tại ấp Hiệp Phú. Quy mô thực hiện trên diện tích 10.000m2, với 7 hộ tham gia. Xã hỗ trợ đầu tư 13.200.000 đồng tiền mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhìn chung 100% hộ trồng đều mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao, bà con rất phấn khởi.
Việc thực hiện mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng trọt cho các hộ dân ở địa phương, góp phần thúc đẩy phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ