Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Nho
Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa hàng năm rất thấp (trung bình 730mm), trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn (từ 1.650- 1.850 mm) đã gây nên hiện tượng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2005, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng và triển khai mô hình tưới nhỏ giọt trên cây nho. Trung tâm đã mời Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh Miền trung làm tư vấn thiết kế và giám sát mô hình. Mô hình được lắp đặt và vận hành từ tháng 1 năm 2006, thực hiện tại 4 hộ trồng nho, sau 2 năm thực hiện đến nay mô hình đã hoàn thành.
Theo kỹ sư Lê Tiến Dũng, người trực tiếp theo dõi và tổng kết mô hình, tưới nhỏ giọt là phương pháp tiết kiệm nước triệt để nhất, chỉ mất khoảng 30% lượng nước so với tưới tràn truyền thống. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể sử dụng phân bón trực tiếp vào nguồn nước tưới, rất thuận lợi cho việc cung cấp phân bón hàng ngày cho cây trồng, giảm thiểu phân bón bị thất thoát do bốc hơi hoặc bị rửa trôi do bón nhiều cùng lúc. Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng úng cục bộ như tưới tràn, giúp bộ rễ cây nho phát triển khoẻ, tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Mặt khác, tưới nhỏ giọt luôn giữ được ruộng nho khô ráo, hạn chế cỏ dại, tăng độ xốp của đất, cải thiện được lý tính của đất.
Về mặt kinh tế, mô hình tưới nhỏ giọt làm giảm chi phí sản xuất đối với cây nho, cụ thể là giảm về công tưới, giảm công chăm sóc làm cỏ, giảm được lượng phân bón hoá học (không bị lãng phí). Do đó nếu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, người trồng nho có thể làm giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của cây nho.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ