Mở rộng liên kết sản xuất lúa giống chất lượng cao
Viện Lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo SX sử dụng giống lúa tại ĐBSCL, đánh dấu kết thúc giai đoạn đầu trong 3 năm (2014-2016) thực hiện dự án "Xây dựng mô hình liên kết SX hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ SX lúa hàng hóa".
Trong ảnh: quang cảnh hội thảo
Từ năm 2014, mỗi năm Viện Lúa ĐBSCL cung cấp hơn 60 tấn giống nguyên chủng các loại cho các đơn vị tham gia dự án. Kết quả sau 3 năm dự án đã xây dựng mô hình SX tại 9 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và TP Cần Thơ) với 1.680 nông dân tham gia SX trên trên 2.300ha, vượt 11,5% diện tích so với kế hoạch ban đầu; SX 8 giống lúa: OM6976, OM7347, OM4900, OM6162, OM5451, OM4218, OM5451, Jasmine 85.
Tổng sản lượng lúa giống các đơn vị cung cấp cho thị trường hơn 12.500 tấn giống các loại, vượt 26% yêu cầu dự án (cung cấp 10.000 tấn giống). Năng suất trung bình của tất cả các mô hình đạt 5,3 tấn/ha và một số điểm đạt 5,5 - 5,8 tấn/ha. Bình quân lợi nhuận thu được mỗi kg lúa tăng hơn so với ngoài mô hình 1.000 - 1.500đ/kg và lợi nhuận tăng thêm 8 - 12 triệu đ/ha.
TS Đoàn Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp - Viện Lúa ĐBSCL cho biết: Lượng lúa giống do mô hình SX ra có sự giám sát chặt chẽ của Ban giám sát dự án, 90% lượng giống đảm bảo chất lượng đạt cấp xác nhận 1. Sau đó các đơn vị phối hợp thực hiện dự án đã thu mua giống lúa lại của nông dân tham gia mô hình để phân phối, cung cấp cho SX lúa hàng hóa và được sự quan tâm hưởng ứng rộng rãi của bà con.
Mặt khác, bên cạnh sản lượng giống lúa thực hiện trong mô hình, với nguồn vốn đầu tư từ dự án, các đơn vị còn tham gia bằng nguồn vốn huy động đã góp phần tăng thêm diện tích SX trong 3 năm với trên 10.000ha, bổ sung thêm khoảng 62.000 tấn giống (trong mô hình 12.500 tấn, ngoài mô hình 50.000 tấn) phục vụ SX lúa hàng hóa, góp phần gia tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trong vùng
Song hành với dự án trên, ông Trần Văn Dũng, Trưởng Văn phòng phía Nam Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, đã triển khai dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong SX lúa ở ĐBSCL và Nam Trung bộ (2016 - 2018)”, triển khai tại 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Phú Yên, Bình Định), với 252 hộ nông dân tham gia.
Sản xuất và kinh doanh lúa giống Cần Thơ
Mục tiêu của dự án nhằm giảm chi phí trong SX lúa bằng việc giảm lượng hạt giống gieo sạ, tăng sử dụng hạt giống lúa xác nhận, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Theo đó dự án xây dựng mô hình SX lúa sử dụng tối đa 80kg hạt giống lúa xác nhận gieo sạ cho 1ha và áp dụng gói kỹ thuật đồng bộ.
Theo ông Dũng, kết quả vụ lúa đầu tiên cho thấy chi phí ruộng mô hình bình quân giảm được hơn 3,2 triệu đ/ha. Tại An Giang hiệu quả mô hình cao hơn ngoài mô hình hơn 6, 7 triệu đ/ha; Tiền Giang hiệu quả mô hình cao hơn ngoài mô hình hơn 6,5 triệu đ/ha; Sóc Trăng hiệu quả mô hình cao hơn ngoài mô hình hơn 3,5 triệu đ/ha.
Theo Cục Trồng trọt, ĐBSCL có trên 1.362 cơ sở SX giống, nhưng hiện chỉ có 5/13 tỉnh nắm được số cơ sở SX giống với 700 cơ sở, số còn lại đang hoạt động trôi nổi, không quản lý được chất lượng. Trong khi đó, qua khảo sát của dự án có 546 đơn vị SX giống lúa trong vùng. Trong đó có 64 Cty giống (có đăng ký); 20 cơ sở SX giống; 20 trung tâm, trạm, trại (trung tâm giống của các tỉnh); 442 HTX, CLB, tổ hợp tác SX giống. Song chỉ có 24/64 Cty giống lúa (chiếm 37%); 4/20 cơ sở SX giống (chiếm 20%); 13/20 trại SX (chiếm 65%) và 98/422 HTX, CLB, tổ SX giống (chiếm 22%) đến Viện Lúa ĐBSCL liên hệ tìm mua giống gốc.
So với trước khi thực hiện dự án, diện tích SX lúa ở ĐBSCL có sử dụng giống lúa xác nhận khoảng trên 30%. Theo kiểm tra thực tế của Vụ KHCN-MT (Bộ NN-PTNT) tại một số tỉnh ĐBSCL vào tháng 9/2016, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận đã tăng lên khoảng 57%. Một số tỉnh có tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trên 70% như An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ.
TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL:
Dự án giai đoạn I bước đầu đã hình thành mạng lưới SX giống, nhân giống. Sắp tới chuyển tiếp giai đoạn II đến 2020 dự án thực hiện hoàn thiện công tác SX lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng, hình thành mối liên kết SX giống trong mục tiêu tổng thể của dự án nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đại trà ở vùng ĐBSCL. Trong giai đoạn II, dự án hy vọng sẽ có những DN lớn và trung tâm giống tham gia làm hạt nhân trong việc mở rộng mang lưới liên kết SX giống.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ