Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa vụ xuân
Hiện nay, trên toàn tỉnh các địa phương đã hoàn thành việc gieo cấy và chuyển trọng tâm sang chăm sóc. Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp hiện nay thì việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc là giải pháp quan trọng để có được vụ Xuân thắng lợi. Một số vấn đề về chăm sóc lúa Xuần cần thực hiện như sau:
Với diện tích trà xuân sớm:
Tập trung ở diện tích lúa ngoài đê tránh lụt tiểu mãn tại huyện Gia viễn, Nho Quan. Hiện nay, lúa đang đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh, một số diện tích cấy sớm lúa chuẩn bị chuyển sang phân hóa đòng. Đối với diện tích này cần tiếp tục duy trì mực nước trên ruộng từ 3 – 5cm để cây lúa đẻ nhánh thuận lợi, khi lúa bước vào phân hóa đòng tiến hành bón thúc đón đòng với lượng 3 – 4 kg Kali/ sào, với 1 số diện tích lúa sinh trưởng phát triển kém, lá vàng có thể bón bổ sung 1-1,5 kg đạm Urê, đồng thời thẽo dõi biễn của các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Với diện tích trà xuân muộn:
Cần tiếp tục duy trì lớp nước trên mặt ruộng từ 3 – 5cm giúp lúa nhanh bén rễ, hồi xanh. Kiểm tra, dặm tỉa kịp thời để đảm bảo mật độ, khi lúa đã bén rễ hồi xanh, vươn lá mới và ra rễ trắng thì tiến hành bón thúc đầy đủ, cân đối, tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh sớm, để nhánh tập trung, bón với phương châm nặng đầu nhẹ cuối. Lượng phân bón thúc đợt 1cho 1 sào: 4 – 5kg đạm Urê + 2 – 3kg Kali. Tuỳ thuộc vào từng chân đất, giống lúa và mức độ thâm canh mà điều chỉnh lượng bón cho phù hợp. Nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây lúa để đảm bảo đầy đủ các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng nhằm tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận. Khi sử dụng cần quy đổi về dạng phân đơn để điều chỉnh lượng bón cho phù hợp và cân đối.
Cùng với việc bón thúc cần kết hợp với làm cỏ xục bùn để tiêu diệt cỏ dại là đối tượng canh tranh dinh dưỡng ánh sáng đối với cấy lúa, giúp giải phóng khí độc tích tụ trong đất, cung cấp ôxy giúp rễ lúa phát triển tốt, cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Đối với lúa gieo thẳng:
Cần thường xuyên kiểm tra, giữ nước trong rãnh đảm bảo độ ẩm mặt luống giúp lúa STPT thuận lợi. Khi lúa đạt 2 – 2,5 lá đưa nước sắp mặt ruộng, tiến hành bón nhử với lượng 2kg Đạm + 1kg Kali cho 1 sào, kết hợp dặm tỉa sơ bộ, sau khi bón 3 – 4 ngày rút nước giữ đủ ẩm để lúa phát triển thuận lợi. Khi lúa đạt 5 – 6, lá đưa nước trở lại tiến hành bón thúc với lượng 3 – 4 kg đạm + 2 – 3kg Kali cho 1 sào, kết hợp dặm tỉa định mật độ.
Qua kiểm tra cho thấy: hiện nay, diện tích gieo thẳng của một số địa phương do điều kiện thời tiết đầu vụ thuận lợi, bà con gieo với lượng giống nhiều trên 2 kg/sào dẫn đến mật độ lúa dầy. Với những diện tích này cần tỉa bỏ để đảm bảo mật độ phù hợp từ 120 – 150 cây/m2 tùy vào giống và chân đất. Bón thúc tập chung để lúa không đẻ nhánh kéo dài, mật độ cao là điều kiện cho sâu bệnh gậy hại, khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản xung quanh 350 dảnh/m2 cần rút nước hãm đẻ để đảm bảo lúa sinh trưởng tốt nhất. Một số diện tích do không được phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm đúng kỹ thuật nên cỏ dại mọc nhiều đối với những diện tích này cần phun trừ cỏ bằng các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm khi lúa được trên 2,5 lá phun đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đồng thời với việc chăm sóc lúa bà con cần Lưu ý:
Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, bám sát dự tính, dự báo của Chi cục Trồng trọt và BVTV để phòng trừ kịp thời có hiệu quả những đối tượng gây hại đặc biệt là chuột hại và ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn ở đầu vụ./.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ