Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn
Theo bản tin dự báo khí tượng thủy văn số ra ngày 15/11/2018 của Trung tâm dự báo khí tượng Quốc gia, trong mùa Đông Xuân 2018 - 2019 có thể xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 4 – 7 ngày tập trung trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Để chủ động phòng chống rét cho đàn GSGC, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Chuồng trại
- Đối với kiểu chuồng hở: Dùng bạt che kín ở phía dưới, để khe hở thoát hơi ở phía trên để tránh tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.
- Đối với kiểu chuồng kín: Tùy theo nhiệt độ môi trường để điều chỉnh hoạt động của quạt thông gió cho phù hợp. Lưu ý không nên tắt hết quạt thông gió trong một thời gian dài vì sẽ làm tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.
- Giữ cho nền chuồng/chất độn chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Hạn chế rửa chuồng nhất là lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Có thể sử dụng biện pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học để giữ ấm và phòng bệnh đường hô hấp - tiêu hóa cho đàn lợn.
- Sưởi ấm: Lợn con theo mẹ phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ theo từng giai đoạn. Đối với lợn trưởng thành có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi ấm trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... tuy nhiên cần đảm bảo an toàn (tránh cho lợn bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy).
- Thu gom chất thải xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Định kỳ 2 lần/1 tuần phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Cung cấp cho lợn đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng;
- Cho lợn uống nước sạch, bổ sung thêm vitamin tổng hợp để nâng cao sức đề kháng.
3. Phòng bệnh
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn: Vắc xin phòng bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Phó thương hàn, Tai xanh, LMLM...
- Những ngày thời tiết đột ngột thay đổi, mưa phùn nên dùng kháng sinh pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn để phòng bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn lợn để phát hiện sớm những con bị bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu thấy lợn chết báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời (không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn bừa bãi,...).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ