Một số kinh nghiệm chống nóng cho đàn lợn trong chăn nuôi nông hộ
Về chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, mái hiên cách mặt đất 2 m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió để lưu thông không khí khi cần thiết. Nền chuồng thường xuyên dọn phân sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc nên. Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây xanh để tạo bóng mát cho chuồng nuôi.
Về mật độ nuôi: Trong mùa hè nên giảm mật độ nuôi, điều này là rất quan trọng vì thời tiết nắng nóng bản thân con vật thải ra nhiều khí, chất thải độc vì vậy môi trường chăn nuôi ô nhiễm rất nặng. Lợn nái có chửa nên nuôi ở diện tích chuồng nuôi 3 – 4 m2, lợn thịt cần 2m2/con.
Sử dụng hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi:
Quạt thông gió: Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc. Mục đích của quạt là làm giảm ẩm độ, các khí CO2, NH3... có trong chuồng nuôi. Không dùng quạt treo từ trần chuồng thổi gió xuống dưới hiệu quả chống nóng thấp vì thường thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.
Đối với chuồng kín thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, tránh trường hợp mất điện, cần cải tạo cho thông thoáng hoặc đặt quạt hút gió để tăng cường đối lưu không khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng.
Giàn mưa, phun ẩm: Là hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi, nhằm giảm nhiệt độ mái chuồng lúc trời nắng to khi nhiệt độ bên ngoài trời lên cao trên 35-400C. Khi phun mưa cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió và thoát nước ở xung quanh để tránh làm tăng ẩm độ trong chuồng.
Về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Đảm bảo tắm mát cho lợn từ 1 - 2 lần/ngày, tăng cường thêm vòi uống, giãn thưa mật độ nuôi lợn trong ngày nhiệt độ cao. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè. Tiêm đầy đủ các loại vacxin như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh ….
Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng, nên vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi vận chuyển cần đảm bảo mật độ hợp lý để lợn thoải mái, tránh ngột ngạt. Thường xuyên phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát dịch bệnh. Cần quan tâm nhất là các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, chủ động cho gia súc, gia cầm ăn, uống bổ sung các loại thuốc ở liều phòng bệnh.
Về chế độ dinh dưỡng: Trong những ngày nắng nóng tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin. Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần. Những đợt nắng nóng kéo dài, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày.
Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho gia súc uống, Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày), đường gluco (0,5- 1g/kgTT/ngày) hoặc chất điện giải + B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Không làm ẩm ướt nền chuồng. Tốt nhất nên lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc uống.
Các biện pháp trên đảm bảo thực hiện đồng bộ để giúp cho đàn lợn tăng sức đề kháng đảm bảo sức sinh trưởng và phát triển tốt trong những ngày nắng nóng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ