Một số kinh nghiệm trồng tỏi của nông dân huyện đảo Lý Sơn
Sử dụng giống tỏi ta để trồng (tỏi địa phương đã sử dụng lâu nay). Lượng giống trồng từ 900-1000kg/ha.
- Làm đất: (theo phương pháp làm đất truyến thống) Tuỳ theo chân đất và điều kiện canh tác có thể từ 1 hoặc 3-4 năm, thay đất 1 lần, cách làm như sau: Cào lớp cát lại rồi bồi một lớp đất đỏ Bazan mới ở dưới dày khoản 1-2cm, đầm chặt. Lớp đất này được lấy từ trên núi hoặc đào dưới hầm lên, sau đó bón phân lót (phân chuồng + phân NPK), phủ lên một lớp đất cát san hô dày từ 2-3cm, tận dụng lớp cát cũ ở phía trên 50% để phủ xuống dưới, lớp cát mới phủ lên trên.
Nông dân huyện đảo Lý Sơn đang thay cát để trồng tỏi
- Mật độ trồng: Hàng x hàng: 14-15 cm; Cây x Cây: 6 - 7 cm
- Cách trồng: Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót.
Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật ): 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 200 kg sưper lân + 400 kg kali + 300 kg NPK/ha .
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 60kg Urê + 100kg kali
Bón thúc: Bón thúc 6 lần:
* Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày bón 60 kg Urê + 60kg NPK.
* Lần 2: Sau trồng 22-25 ngày bón 70kg Urê + 80kg NPK + 40 kg kali.
* Lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày bón 80kg Urê + 70 kg NPK + 40kg kali.
* Lần 4: Sau trồng 48-50 ngày bón 100kg Urê + 90kg NPK + 60kg kali.
* Lần 5: Sau trồng 58 - 60 ngày bón 70kg Urê + 100kg Kali.
* Lần 6: Sau trồng 72 - 75 ngày bón 60kg Urê + 100kg Kali.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như: VEDAGO, hữu cơ sinh học WEGH…
Bón phân khi đất đủ ẩm, bón vào chiều mát, không nên bón phân khi nhiệt độ thấp, mưa lớn.
+ Giai đoạn củ đã phình to không nên bón thừa đạm. Thừa đạm ở giai đoạn này cây dễ bị nhiễm bệnh, kéo dài thời gian sinh trưởng (củ chậm chín) và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thừa NO3 trong củ tỏi)
- Xới xáo và làm cỏ: Sau khi cây mọc, gặp mưa lớn kéo dài nên xới xáo để tạo đất thông thoáng giúp rễ phát triển tốt và khi bón phân lần 1, 2 (cây tỏi còn nhỏ) cần xới xáo lấp phân và thường xuyên nhổ cỏ dại.
Sâu hại: Đối với sâu xanh da láng, sâu khoang: Sử dụng các loại thuốc ở nhóm III: Karate, Minnic, Match, Admire OTEQ; thuốc sâu sinh học: Vi-BT, Success, Prolem, Vertimec, Defin…phun khi sâu non ở tuổi 1,2.
- Đối với nhện, bọ trĩ: Sử dụng các loại thuốc Outus 5EC, oncol…
- Dòi đục lá: Sử dụng thuốc Trigard 100SL, Sat trung dan 95SP…
Bệnh hại: Bệnh thối rễ, gây vàng lá, cây không phát triển và chết: Sử dụng thuốc Funomyl, Monceren, Aliette.
- Bệnh sương mai: Xuất hiện vào cuối tháng 12, tháng 1 ( Lúc tỏi đang giai đoạn phình củ), khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phun thuốc phòng bệnh trước khi bệnh xuất hiện, phun định kỳ Antracol 70WP, Rovral 50WP, Bayfidan, Nativo 750WG, Ridomin,CurzeteM8. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới nước rữa sương cho cây hoặc rắc tro bếp.
- Bệnh thối đen gây hại lúc bảo quản: Lưu ý trước khi thu hoạch phòng, trừ nhện nhỏ (bằng các loại thuốc nêu trên), bảo quản nơi thoáng, hạn chế ẩm độ vào mùa đông
* Thu hoạch: Sau trồng từ 120 – 140 ngày, lúc lá đã già gần khô tiến hành thu hoạch. Nhổ củ, giũ sạch đất, cắt rễ, chột, lấy củ đem phơi.
- Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18-20 nắng (nắng tốt), phơi khi nào tách củ thấy bên trong vỏ khô dòn là đưa vào bảo quản. Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt mới cho vào bao bảo quản (không nên cho vào bao bảo quản khi củ tỏi còn nóng). Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ