Một số lưu ý khi trồng lúa nếp
So với giống tẻ, thời vụ, kỹ thuật canh tác không có nhiều khác biệt, điều khác biệt rõ nhất là tất cả các giống nếp đều mẫn cảm với sâu rầy.
Ở ĐBSCL nếp được trồng nhiều nơi nhưng có 2 vùng tập trung nhất là Phú Tân – An Giang (10.000 ha) và Chợ Gạo - Tiền Giang (6.000 ha).
Điểm chung nhất của 2 vùng lúa nếp này đều sử dụng giống lúa ngắn ngày (100 ngày) và có thể trồng được 3 vụ/năm. Đặc tính dẻo của nếp được quyết định bởi hàm lượng amylopectin, nếu hàm lượng amylopectin cao thì hàm lượng amylose sẽ thấp và tinh bột nếp sẽ trở nên dẻo. Hàm lượng Amylopectin có được do đặc tính giống và biện pháp canh tác, trong đó việc bón phân hữu cơ có ý nghĩa rất quan trọng.
So với các giống tẻ, thời vụ, kỹ thuật canh tác không có nhiều khác biệt, điều khác biệt rõ nhất là tất cả các giống nếp đang phổ biến đều mẫn cảm với sâu rầy, nhất là rầy nâu, nhện gié và đạo ôn, bởi vậy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã phổ biến như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, xuống giống theo nguyên tắc đồng loạt, tập trung, né rầy lại càng phải được tuân thủ.
Điều quan trọng khác trong kỹ thuật trồng nếp là làm sao cho rặt (không bị lẫn). Với nông dân Chợ Gạo thì phương pháp của họ là sau khi thu hoạch, nếu thấy gốc rạ còn xanh thì họ dùng thuốc cỏ phun xịt, đợi 2 ngày sau trải mỏng rơm lên rồi phóng lửa đốt đồng, sau đó để ruộng nghỉ ngơi dài hay ngắn tùy theo lịch xuống giống né rầy chung của huyện. Trước khi xuống giống vụ mới 10 ngày họ bơm nước vào để kích thích những hạt lúa đốc, lúa rày (lúa rụng) nảy mầm và đợi 7-8 ngày sau khi lúa rày nảy mầm cao 7-8cm thì nhất loạt phun thuốc cỏ, cày trục làm đất rồi gieo sạ ngay sau đó.
So với lúa tẻ, thời kỳ đòng trổ của lúa nếp mẫn cảm hơn và đây là giai đoạn dễ nhiễm bệnh đạo ôn. Bệnh này còn được gọi là bệnh cháy lá. Triệu chứng bắt đầu bằng những chấm nâu li ti bằng đầu ghim, màu xanh, xám nhạt, sau đó ngả vàng và lan rộng thành hình thoi, lưu ý là có chấm xám ở giữa. Tại những vết chấm xám này có rất nhiều bào tử nấm được phát sinh từ đó và phát tán vào không khí để lây lan khắp nơi.
Thường bệnh đạo ôn phát triển mạnh và sớm nhất là những đêm có nhiều sương mù, ẩm độ không khí cao cộng thêm giống nhiễm và bón phân không cân đối, để hạn chế và khắc phục bệnh đạo ôn bà con nên:
Chọn giống lúa phù hợp với chân đất của từng địa phương.
Sạ thưa sạ hàng (100 – 120 kg/ha).
Thực hiện ô dự báo trên ruộng lúa.
Bón phân cân đối NPK không bón thừa phân đạmn
Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớmn
Không để ruộng khô khi bệnh xảy ra, khi ruộng đang bệnh không rải phân hoặc là phun phân bón lá.
Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện chấm nâu li ti bằng đầu ghim.
Vệ sinh đồng ruộng như vùi rơm rạ sau thu hoạch, thu gom - tiêu diệt lúa rày - lúa chét, cỏ dại mọc ven bờ để tránh mầm bệnh lưu tồn và lây lan cho những vụ sau.
Sử dụng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn Vista 72.5WP, thuốc dạng bột mịn, màu vàng nhạt, có mùi, tan nhanh trong nước và không để lại cặn bã. Thuốc Vista 72.5WP thấm rất nhanh vào mô cây sau vài giờ phun, thuốc này làm khô ngay vết bệnh và ngăn cản sự phát triển của nấm bệnh nên nó bảo vệ hữu hiệu các chồi non mới mọc và giúp cây phát triển xanh tốt. Ngoài việc phòng ngừa bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá chín sớm, thuốc còn giúp cây vững chắc làm cho lá xanh, mướt hơn và tạo điều kiện cho cây quang hợp mạnh, giúp cho bộ rễ ăn sâu vào đất nên hạn chế đổ ngã trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và làm tăng năng suất, sử dụng liều 25g cho bình 16lít phun 2 bình cho một công 1.000m2 và hay 0,5kg/ha. Nếu áp lực bệnh cao thì phun lại lần 2 sau 5-7 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ