Một số lưu ý trong nuôi tôm
Hỏi: Biện pháp xử lý nước hiệu quả trước vụ nuôi? (Nguyễn Văn Hòa, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Nguồn nước phải chủ động, không bị ô nhiễm, nước cần đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan nên ở mức > 4 mg/lít; pH: 7 - 8,5. Nước từ nguồn cấp cần được lọc qua lưới để hạn chế rác và ngăn chặn tôm cá tự nhiên xâm nhập. Để lắng trong khoảng 10 - 20 ngày. Thời gian lắng càng lâu càng hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện vùng nuôi bị nhiễm bệnh chết sớm (EMS). Nếu không có ao lắng thì dùng ngay ao nuôi làm ao lắng.
Khi chuyển nước từ ao lắng vào ao nuôi cần bơm qua túi lọc bằng vải kate để loại bỏ địch hại, sinh vật cạnh tranh hoặc vật chủ trung gian mang mầm bệnh như cua còng, tôm, tép… Mực nước ao lý tưởng là 1,3 - 1,4 m, tạo không gian đủ lớn để tôm hoạt động và giúp ổn định môi trường nuôi. Chạy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành diệt tạp bằng bột bã trà (saponin), rễ cây thuốc cá (rotenon) hoặc các loại hóa chất chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hai ngày sau khi diệt tạp, tiến hành diệt khuẩn để loại trừ mầm bệnh có trong nước ao. Các chất diệt khuẩn được dùng phổ biến như là Chlorine, TCCA, BKC, thuốc tím KMnO4, Formol, Iodine hay PVP-Idodine.
Hỏi: Tôi mới xây dựng ao nuôi tôm. Hỏi cách lắp đặt và bố trí máy quạt nước phù hợp? (Trần Duy Thái, xã Hưng Phú, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng)
Trả lời:
Số lượng máy quạt nước sử dụng trong ao phụ thuộc vào mật độ, diện tích ao và khả năng đầu tư. Tùy vào điều kiện cụ thể mà người nuôi cần lựa chọn số lượng máy quạt nước lắp đặt cho phù hợp. Thường 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ ôxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Hay cũng có thể tính 1 mã lực (HP) đủ cho 440 kg tôm trong hình thức nuôi không thay nước thường xuyên trong hai tháng đầu và không có cống xả trung tâm. Trường hợp có cống xả trung tâm hoạt động trong suốt thời gian nuôi và nước ao nuôi được thay thường xuyên thì 1 HP có thể dùng cho 700 kg tôm. Quạt nước được lắp ở các vị trí sao cho tạo được dòng chảy có tác dụng gom tụ các chất thải, cặn bã vào giữa ao để dễ dàng xi phông, đưa ra ngoài. Sau khi lắp có thể thử bằng cách cho quạt quay, sau đó đổ xuống ao khoảng 5 - 10 kg saponin, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng. Đối với nuôi tôm sú mật độ 15 - 30 con/m2 và TTCT > 80 con/m2 có sử dụng thức ăn viên thì bắt buộc phải bật quạt nước lúc mặt trời lặn và thời gian khoảng 3 - 6 giờ, sau khi kiểm tra nhá thức ăn cũng nên bật để làm sạch khu vực cho tôm ăn. Vận tốc guồng quay phải đạt 80 - 85 vòng/phút. Nên chạy quạt nước liên tục trong suốt quá trình nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ