Mực, bạch tuộc xuất khẩu bật tăng sau khi EVFTA có hiệu lực
Tháng 8/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng ở hầu hết các thị trường chính, với mức tăng 22% đạt 53,7 triệu USD.
Trong tháng 8, trừ thị trường Nhật Bản, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc sang hầu hết các thị trường chính đều tăng như Hàn Quốc, ASEAN, EU, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Israel.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam với nhu cầu ổn định nhất từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, XK mực, bạch tuộc sang EU lần đầu tiên tăng trong tháng 8, kể từ tháng 3 năm nay.
Mặc dù, bật tăng trong tháng 8, nhưng XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay vẫn chịu tác động của dịch Covid-19 nên giá trị XK trong 8 tháng vẫn giảm. Trong 8 tháng, XK mực, bạch tuộc đạt gần 345 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc XK của Việt Nam, mực chiếm 55,2%, bạch tuộc chiếm 44,8%. 8 tháng đầu năm nay, giá trị XK bạch tuộc giảm mạnh hơn giá trị XK mực. XK bạch tuộc chế biến giảm mạnh nhất 28%. Mực khô, nướng là mặt hàng duy nhất tăng trưởng dương 23% đạt 79,3 triệu USD. XK mực chế biến khác và mực sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 4% và 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 42% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng liên tục trong 3 tháng 6, 7 và 8. Tháng 8 năm nay, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng 30,8% đạt 20,7 triệu USD. Tuy nhiên, do giảm trong các tháng trước đó nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn giảm 6,3% trong 8 tháng đầu năm nay đạt 143,5 triệu USD.
Giá XK và nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch Covid-19 là một trong những yếu tố tác động tới XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc 8 tháng đầu năm nay. Sau quý I năm nay, dịch Covid-19 tại Hàn Quốc giảm bớt căng thẳng hơn nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tránh được đà giảm sâu và đang có dấu hiệu tăng trong những tháng gần đây.
Nhật Bản đứng thứ 2 về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt gần 79,5 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019. XK mặt hàng này sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay.
XK mực, bạch tuộc sang EU từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay liên tục giảm mạnh do chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, tháng 8/2020, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đã tăng trở lại 10% đạt 5,8 triệu USD. Đáng chú ý, XK sang Pháp tăng trên 101% đạt 0,7 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang lại ưu đãi thuế cho XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU. XK mực, bạch tuộc sang EU trong những tháng cuối năm kỳ vọng sẽ được cải thiện.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,7% tỷ trọng. XK mực, bạch tuộc sang Trung Quốc trong tháng 8/2020 tăng 28,4%, đạt 4,5 triệu USD. 8 tháng đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đạt 26,6 triệu USD, tăng 52,9% so với cùng kỳ 2019. Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất về nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay.
Với các tín hiệu khả quan, đặc biệt là thị trường EU, các doanh nghiệp thuỷ sản kỳ vọng, XK mực, bạch tuộc sẽ có bướt đột phá trong những tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ