Tin nông nghiệp Muốn thu hút nông dân, cán bộ phải làm giỏi

Muốn thu hút nông dân, cán bộ phải làm giỏi

Tác giả Lê San, ngày đăng 20/06/2016

Muốn thu hút nông dân, cán bộ phải làm giỏi

Cùng bà con phát triển quả đặc sản

Tháng 6, mận tam hoa Bắc Hà vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay, nhà nào cũng được mùa mận tam hoa. Gia đình anh Vàng Văn Ly có 200 gốc mận, cây nào cây nấy sai trĩu quả, các quả đều to, mọng đều nhau. Các thương lái tìm đến tận vườn thu mua mận của anh Ly.

Có những người như anh Ly để bà con thấy cán bộ Hội ND không phải là những người chỉ biết tuyên truyền suông mà còn sát sao, hướng dẫn người dân đến cuộc sống văn minh hơn”.

Bà Giàng Thị Liên - Chủ tịch Hội ND xã Tà Chải

“Cây mận đã có ở Bắc Hà từ hơn 40 năm trước. Do điều kiện thời tiết thích hợp, quả mận tam hoa Bắc Hà có tiếng là thanh ngọt, mát. Do đầu ra chưa ổn định, nhiều năm được mùa lại mất giá, năm mất giá lại được mùa. Riêng loại mận to (mận ngố) quả đều nhau năm nào cũng có giá rất cao, mua ngay tại vườn 50.000 đồng/kg. Nhưng bà con mình vẫn để cho cây mận phát triển tự nhiên, ít chăm sóc nên sản lượng mận ngố rất ít, chủ yếu là mận bé. Bán xô chỉ được 5.000 – 7.000 đồng/kg nên thu nhập chẳng được bao nhiêu”– anh Ly nói.

Để có những quả mận to, đều như nhau, anh Ly đã tích luỹ kinh nghiệm từ nhiều năm trồng và học tập thêm kỹ thuật từ các cán bộ khuyến nông. Anh Ly chia sẻ bí quyết: “Hàng năm, cứ đến tháng 10 – 11, vợ chồng mình lại đi phát quang cho vườn cây thông thoáng. Đến lúc cây chuẩn bị ra trái, tỉa bớt cành đi, và bón phân lân, đạm đúng thời điểm. Chăm sóc tốt nên mỗi cây mận nhà mình đều cho trung bình 70–80kg quả. Với 1 tháng thu hoạch, 200 gốc mận cho gia đình mấy chục triệu đồng”.

Anh Lương Quang Thạch – Trưởng trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà cũng khẳng định: “Rất đơn giản mà hiệu quả, hộ nào chịu khó phát quang, cắt tỉa cành, quả mận mới to, đều được. Nhưng nhiều khi cán bộ nói, bà con cũng chưa làm theo đâu. Phải có những người đi đầu làm mẫu trước như anh Ly, đồng bào mới tin tưởng hoàn toàn…”.

Giải quyết “vấn đề không nhỏ”

Cách đây 4 năm, gia đình anh Ly cũng là một trong những hộ xây dựng nhà vệ sinh đầu tiên. Theo anh Ly, ở thành phố, miền xuôi việc xây nhà vệ sinh là nhu cầu thiết yếu, là “chuyện nhỏ”. Nhưng với tập quán lâu đời của đồng bào vùng cao, miền núi thì chuyện lại không hề nhỏ. “Để thay đổi thói quen của bà con không phải là điều dễ dàng. Ban đầu, bà con toàn từ chối bảo là chẳng có tiền. Hộ nào thuyết phục xây xong rồi, lại chẳng mấy khi dùng đến…” – anh Ly chia sẻ.

Vận động bà con bảo vệ sức khỏe, sinh hoạt hợp vệ sinh thì tốt nhất là mình phải làm gương- đó là cách anh Ly thường làm. Với chuyện xây nhà vệ sinh cũng vậy, anh Ly đến từng nhà người dân trong bản mình phân tích lợi, hại của việc giữ gìn vệ sinh tốt cho sức khoẻ gia đình và cộng đồng. Làm gương, gia đình anh Ly xây nhà vệ sinh trước.

Sau 5 năm kiên trì vận động nhân dân thực hiện cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn với những nỗ lực không ngừng, “vấn đề không nhỏ” đó đã được giải quyết triệt để. Đến nay, 100% số hộ trong xã Tà Chải đã làm, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.


Nông nghiệp tìm kế vượt khó Nông nghiệp tìm kế vượt khó Thu hàng trăm triệu từ nuôi dơi lấy phân Thu hàng trăm triệu từ nuôi dơi lấy…