Năm bắp ngô và một Viện Nghiên cứu
Một buổi, ông gọi ông Ngô Hữu Tình đến đưa cho năm bắp ngô và dặn: “Anh làm thế nào giữ được nguồn này cho tôi”. Ông Tình bảo: “Thưa anh, em sẽ cố gắng ạ”.
Mượn đất Nông trường Sông Bôi (Lạc Thủy, Hòa Bình), sưu tập thêm các giống, Trại nghiên cứu ngô Sông Bôi được thành lập năm 1971 trên cơ sở tách ra từ phòng nghiên cứu cây ngô và lúa mì của Viện Cây Lương thực.
Năm 1987, Viện Nghiên cứu Ngô được thành lập và chuyển trụ sở ra huyện Đan Phượng, Hà Nội. Qua 45 năm, Viện đã có nhiều đóng góp cho nghiên cứu chọn tạo và phát triển sản xuất ngô Việt Nam,
Viện đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Viện; Anh hùng Lao động và giải thưởng Hồ Chí Minh cho cá nhân GS.TSKH Trần Hồng Uy - nguyên Viện trưởng; Huân chương Độc lập hạng Ba cho Viện và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác…
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm gian hàng hội chợ của Viện Nghiên cứu Ngô
Thành tựu của Viện có thể tóm lược qua hình tượng đi bằng “hai chân” gồm “chân” khoa học và “chân” chuyển giao.
Về nghiên cứu khoa học
Giai đoạn từ 1972 đến 1981: Hoàn thiện cơ sở nghiên cứu và các nhiệm vụ được giao; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao; xây dựng được tập đoàn vật liệu ngô và cao lương phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống; tạo được một số giống ngô và cao lương mới có triển vọng phục vụ sản xuất (TpA, TpB, VM1…); nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác và thâm canh ngô.
Giai đoạn 1981 – 1988: Sau 10 năm hoạt động, Trại Nghiên cứu Ngô Sông Bôi đã được tách khỏi Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi trực thuộc Bộ.
Nhiều giống ngô tốt đã được tạo ra và chuyển giao vào sản xuất, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới của đất nước như TSB1, TSB2, TSB3, MSB49, Q2, VN1...
Giai đoạn 1988 đến 2005: Tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định chuyển Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi thành Viện Nghiên cứu Ngô và chuyển trụ sở ra huyện Đan Phượng, Hà Tây.
Đây cũng là giai đoạn mà Viện đạt được những thành tựu đặc biệt trong chọn tạo và phát triển thành công các dòng thuần và giống ngô lai mới như: Thu thập và phát triển được nhiều vật liệu tốt phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô lai. Tạo được trên 500 dòng tự phối từ các vật liệu khác nhau.
Nhiều giống ngô lai quy ước (lai ba, lai kép và lai đơn) đã được tạo ra và phát triển rộng rãi trong sản xuất: LVN12, LVN10, LVN4, LVN17, LVN25, LVN5, LVN9, LVN20, LVN22, LVN23, VN8960, LVN99, HQ2000…
Những giống ngô lai mới áp dụng vào sản xuất đã góp phần đưa năng suất ngô của Việt Nam từ 1,55 tấn/ha năm 1990 lên 3,6 tấn/ha vào năm 2005 và sản lượng tăng từ 671 nghìn tấn lên 3,787 triệu tấn (2005).
Giai đoạn từ 2005 đến nay: Từ 2005 đến nay, Viện Nghiên cứu Ngô là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
Để phục vụ tốt công tác chuyển giao các giống mới vào sản xuất, Viện đã thành lập thêm một số đơn vị trực thuộc làm công tác chuyển giao như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô; Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Ngô, Trạm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ngô phía Nam.
Một số kết quả nổi bật của giai đoạn này như: Duy trì, khai thác và bổ sung nguồn vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống ngô; lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống thụ phấn tự do, quần thể; hơn 800 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp.
Tạo ra hàng loạt các giống ngô mới phục vụ sản xuất như: LVN145, LVN61, LVN66, LVN146, LVN14, LVN092, SB099, LVN111, LVN102, VS36, LVN154, LVN81, LVN152, LVN62, A380, VS71, VN5885, VN595, H119, nếp lai số 5, G77, nếp lai số 9 và đường lai 10, đường lai 20 và nhiều tổ hợp lai triển vọng khác.
Các giống mới đã góp phần đưa năng suất ngô của Việt Nam từ 3,6 tấn/ha năm 2005 lên 4,4 tấn/ha năm 2014 và sản lượng tăng từ 3,7 triệu tấn lên 5,2 triệu tấn (2014).
Một số nghiên cứu cơ bản có những kết quả khả quan như: Áp dụng thành công công nghệ tạo dòng đơn bội kép từ nuôi cấy bao phấn và sử dụng cây kích tạo đơn bội (inducer).
Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR trong đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn vật liệu của Viện, giúp cho các nhà tạo giống tiết kiệm thời gian, công sức trong lựa chọn cặp lai ưu tú.
Đặc biệt là trong chuyển gen - lĩnh vực rất khó và tốn kém, Viện cũng đã bắt tay vào làm như chuyển gen nâng cao tính trạng chịu hạn vào một số dòng ngô bố mẹ đang được áp dụng trong sản xuất đã có những kết quả bước đầu.
Cụ thể, đã tạo được 2 chủng A. tumefaciens là EHA105 và LBA4404; tạo được 2 chủng A. tumefaciens là EHA105 và LBA4404 tái tổ hợp mang gen ZmDREB2A; nhân được gen ZmDREB2A từ vector tái tổ hợp bằng phương pháp PCR; Plasmid pCAMBIA1300 có chứa đoạn casset Ubiquitin promoter ZmDREB2A bằng cách cắt kiểm tra bằng HindIII; đã tạo được 3 chủng A. tumefaciens chủng EHA105, EHA101 và LBA4404 tái tổ hợp mang gen modiCspB; kết quả PCR thu được băng DNA khoảng 200 bp tương ứng với gen modiCspB, nhân được gen modiCspB, cắt kiểm tra bằng HindIII cho thấy trong các plasmid pCAMBIA1300 tách được đều có chứa đoạn casset 35Spromoter: modiCspB có kích thước 1,1 kb.
Từ những kết quả nghiên cứu và định hướng đúng đắn của Viện Nghiên cứu Ngô, hoàn toàn có thể tin tưởng đơn vị sẽ phát triển vững vàng trong thời gian tới với cơ chế tự chủ. Đến nay đã có 19 cán bộ của Viện bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, hơn 20 người hoàn thành luận án thạc sĩ. Ngoài ra Viện còn tham gia đào tạo sinh viên đại học, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất ngô trên cả nước. |
Các cây chuyển gen ở thế hệ từ T0 – T3 biểu hiện tính ổn định qua các thí nghiệm PCR, khẳng định sự có mặt của các gen chịu hạn modiCspB và Dreb2A; một số tổ hợp lai giữa các dòng chuyển gen có biểu hiện vượt trội về khả năng chịu hạn so với tổ hợp lai giữa các dòng nền. Hiện nay đang thực hiện các thí nghiệm Southern blot.
Về chuyển giao công nghệ
Từ 2000 – 2005 với các giống ngô chủ lực là LVN10, LVN4 và LVN99, hàng năm Viện cung ứng từ 1.000 – 1.500 tấn giống, ngoài ra còn chuyển giao quyền phân phối giống. Nhờ vậy, lượng giống ngô lai thương hiệu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.
Năm 2005, trước những thách thức và cơ hội mới, Viện đã thành lập Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô với mục đích chuyên môn hóa công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Dù bị cạnh tranh rất lớn từ các giống của các công ty đa quốc gia nhưng hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Viện đã có bước phát triển ổn định.
Ngoài sản xuất kinh doanh của Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô, các giống mới của Viện còn được chuyển giao theo các hình thức: 1. Tự sản xuất và phân phối; 2. Hợp tác với các địa phương cùng sản xuất và phân phối; 3. Bán giống bố mẹ và cung cấp quy trình sản xuất hạt giống cho các công ty trong nước; 4. Chuyển nhượng quyền sử dụng và phân phối cho các công ty.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến tháng 8/2015 đơn vị đã bán được 74 tỉ đồng từ bán bản quyền và quyền phân phối sản phẩm.
Lượng giống do Viện tự sản xuất và kinh hàng năm vẫn đạt từ 2.500- 3.000 tấn cộng với các công ty mua bản quyền và quyền phân phối sản xuất và cung ứng từ 4.500 – 5.000 tấn nên như vậy tổng lượng mỗi năm từ 7.000 - 8.000 tấn, chiếm khoảng 35,0% diện tích giống lai cả nước.
Với giá bán thấp hơn khoảng 1USD/kg so với giá giống ngoại nhập, thì mỗi năm VN tiết kiệm được khoảng 9 - 10 triệu USD. Giống ngô của Viện không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất sang thị trường Lào, Campuchia và các tỉnh phía nam Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ