Nấm mộc nhĩ đen (nấm mèo) ích trí, nhuận tràng
Theo y học hiện đại, mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất khoáng, là thực phẩm có lượng albumin thực vật tốt nhất, lại chứa nhiều loại đường dễ hòa tan, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng ung nhọt. Mộc nhĩ chứa nhiều sắt, có thể phòng chữa chứng thiếu máu, là thuốc bổ cho phụ nữ xuất huyết sau sinh và dùng để chữa xuất huyết dạ dày. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản... Vì thế, mộc nhĩ là món ăn, vị thuốc bảo kiện, ưu việt đối với những người bị bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành. Thường xuyên dùng mộc nhĩ chống lão suy và kéo dài tuổi thọ.
Nấm Mộc nhĩ đen.
Bài 1: mộc nhĩ 50g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não ích trí.
Bài 2: mộc nhĩ 100g, hồng táo 50g, đường phèn 100g. Mộc nhĩ ngâm nước, rửa sạch, đem hầm với hồng táo, thêm đường phèn. Công dụng: bổ thận chỉ huyết, điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu, cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng.
Bài 3: mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 6-9g. Công dụng phòng chống bệnh tiểu đường.
Bài 4: mộc nhĩ 30g, hoa hiên 120g. Hai thứ rửa sạch, nấu chín nước loãng như chè, thêm đường, ăn nóng. Công dụng: lợi thủy thông lâm, dùng cho người bị tiểu tiện ra máu.
Bài 5: mộc nhĩ 6g, thịt lợn nạc 50g, phật thủ 9g, ý dĩ 20g. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch; thịt lợn, phật thủ thái phiến. Tất cả đem hầm chín ăn trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, dùng cho những người bị bệnh lý động mạch vành tim.
Bài 6: mộc nhĩ 5g, đậu phụ 100g, hai thứ nấu canh ăn hàng ngày; Hoặc dùng bài mộc nhĩ 6g nấu với đường phèn làm nước uống. Công dụng phòng chống tăng huyết áp.
Bài 7: mộc nhĩ đen từ 10-20g. Dùng hàng ngày có công dụng nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón.
Kiêng kỵ: mộc nhĩ còn có tính nhuận tràng, tính bình, thiên về lạnh do vậy người cảm mạo, phong hàn, ho nhiều đờm, người mắc chứng tiêu chảy, viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên dùng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ