Nâng cao hiệu quả nuôi bồ câu Pháp
Năm 2004, anh Huỳnh Văn Lam bắt tay vào nuôi chim bồ câu Pháp. Sau 8 năm gây dựng, anh sở hữu đàn chim đến 1.000 cặp. Thị trường tiêu thụ chim thịt của anh rộng khắp, từ các tỉnh Tây Nguyên ra đến Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc. Tuy nuôi đàn chim lớn là vậy nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Anh Lam giải thích ví von: “Lúc ấy tôi còn nuôi bồ câu Pháp theo kiểu cho lũ chim chung sống tập thể, nên không kiểm soát được. Trong nghề nuôi bồ câu Pháp, con cồ (trống) quyết định cho sự thành bại. Những con cồ “lành tính” thì rất chu đáo, chúng thay chim mái ấp trứng, khi trứng nở thì chúng thay chim mái sú mồi cho chim con. Nhờ đó lũ con được bảo toàn đến khi xuất bán.
Nhưng nếu gặp con cồ “hư hỏng”, tựa như những người đàn ông suốt ngày rượu chè say sưa về quậy phá chim mái và chim con, nếu nuôi chung chúng sẽ làm hư trứng, hư chim con trong chuồng. Đến khi xuất bán chẳng được mấy cặp. Nuôi kiểu cho chúng sống chung, 10 cặp chim mỗi tháng cho xuất chuồng cao nhất chỉ 5 cặp chim thịt, tính ra lời lãi chẳng là bao”.
Vài ba ngày phải kiểm tra từng ô lồng
Sau nhiều trăn trở, suy nghĩ, anh phát hiện ra điểm yếu của cách nuôi cho chim sống tập thể. Anh liền nghĩ đến cách tách riêng chúng ra từng cặp.
“So với các loại gia cầm khác, nuôi bồ câu Pháp an toàn hơn rất nhiều. Mỗi 1 cặp chim nuôi 6 - 7 tháng chúng mới bắt đầu mất sức sinh sản, đến lúc đó mới thay chim mới. Nuôi bồ câu Pháp đặc biệt không lo đầu ra. Trước đây nuôi cả ngàn cặp tôi mới cần bán ở xa, giờ mới gây được 300 cặp, chỉ đủ bán chim thịt cho 1 điểm thu mua tại Quy Nhơn để cung ứng vào TP.HCM. Tôi đang làm thêm chuồng và sẽ tăng đàn lên 1.000 cặp như trước”, anh Lam chia sẻ.
Nghĩ là làm, anh đầu tư vốn làm chuồng. Mỗi chuồng dài 1,6m chia thành 4 ô nuôi 4 cặp chim. Đáy chuồng làm bằng kẽm dày 3 - 4 ly để không bị sét, khung chuồng làm bằng sắt phi 6, chung quanh bao lưới nhựa. Mỗi chuồng có 4 ô nuôi 4 cặp chim, chi phí hết 400.000đ. Cứ thế nối dài lồng và làm lồng cao tầng để nuôi được số lượng nhiều.
Theo anh Lam, nuôi tách riêng chúng ra từng cặp để dễ kiểm tra. Cứ vài ba ngày là vợ chồng anh đi kiểm tra từng ô chuồng, thấy trứng nào vỡ hoặc chim con bị dậm chết phải lấy ra để vệ sinh nơi ở của chim.
Ở những ô chuồng có trứng vỡ hoặc chim con chết, vợ chồng anh phải theo dõi sát sao con chim cồ. Nếu nhận thấy con cồ quậy phá quá thì phải thay cồ khác.
Hiện anh đã gây lên được 300 cặp. Mỗi ô chuồng (1 cặp chim) cứ 20 ngày cho anh bán 1 cặp chim thịt, nếu dưỡng thêm để bán chim giống thì thời gian nuôi chim con kéo dài thêm 10 ngày, vị chi là 30 ngày.
Với 300 cặp chim, mỗi tháng anh bán được 250 cặp chim thịt. Chim thịt hiện có giá bán là 70.000đ/cặp, chim giống là 180.000đ/cặp. Muốn có chim giống để bán phải lựa chọn kỹ, trong 10 cặp mới chọn được vài ba cặp. Chim giống phải có bộ lông mướt, đẹp; cặp chân khỏe; dáng hình đều, to.
Anh Lam tính toán: “Cứ tính mỗi tháng thu được 250 cặp chim thịt, với giá bán hiện nay 70.000đ/cặp tôi sẽ thu được hơn 17 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, thuốc bổ cho chim mất 1 nửa, tôi còn lãi ròng 8,5 triệu đồng/tháng. Nếu trong đó lựa ra nhiều cặp chim giống thì lãi nhiều hơn”.
Anh Lam cho chim uống nước
Theo anh Lam, nuôi chim bồ câu Pháp rất an toàn, vì chúng được nuôi nhốt hoàn toàn nên không bao giờ bị dịch bệnh, dù chung quanh có xảy ra dịch cúm gia cầm. Chỉ khi nào chúng gần đẻ thì cho uống 1 đợt thuốc kháng sinh để chim có sức, sau đó cho uống thêm vài đợt thuốc bổ là ổn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ