Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch
Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).
LTS: Từ cuối năm 2012, Bộ NNPTNT đã ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp. Lần đầu tiên các hoạt động nông nghiệp được nhìn nhận như một nghề với các “chuẩn” mang tính quốc gia. NTNN sẽ lần lượt giới thiệu các nghề đạt chuẩn đang được giảng dạy rộng rãi ở các lớp dạy nghề nông dân hiện nay để bà con tham khảo.
Sau đây là hướng dẫn của thạc sĩ Mai Thị Lan Hương (giảng viên Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN).
Mát tay chọn giống
Lợn lai F1 nuôi phổ biến hiện nay chủ yếu có 2 loại- lợn lai F1 (Yoóc-sai x Móng Cái) được tạo ra do lai lợn đực Yoóc-sai và lợn cái Móng Cái và lợn lai F1 (Lan-đrát x Móng Cái) được tạo ra do lai lợn đực Lan-đrát và lợn cái Móng Cái.
Khi chọn lợn, bà con lưu ý: Ưu điểm của các giống lợn này phù hợp với nông hộ chăn nuôi theo hướng đầu tư trung bình, kết hợp với tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như (cám gạo, bỗng rượu, bã đậu …); lợn có sức chống chịu bệnh tốt; lớn khá nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn nội (45 - 48%); màu lông, da trắng được thị trường ưa thích.
Cùng một đàn, bà con chú ý chọn những con to; mình dài, cân đối; lưng thẳng; bụng thon gọn; mông vai nở; chân thẳng và chắc chắn; gốc đuôi to, đuôi thon đều; không có dị tật; khoẻ mạnh; lông thưa, óng mượt; da mỏng, bóng, hồng hào; mắt sáng và tinh nhanh; đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn; phàm ăn.
Thức ăn và phòng bệnh
Theo Thông tư 05/2012/TT-BNNPTNT, 13 nhóm nghề nông nghiệp đã được tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm: Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm; Kiểm nghiệm đường mía; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Chế biến và bảo quản thuỷ sản; Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng; Xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi; Bảo vệ thực vật; Nghề lâm sinh; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Thú y; Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ.
Thức ăn cho lợn sạch có thể là bột sắn, bột ngô, tấm, cám gạo, bột đậu tương, khô dầu đậu tương, bột cá... Về cơ bản khi chọn nguyên liệu làm thức ăn cho lợn phải đảm bảo không bị ẩm mốc, sâu mọt, bị hấp hơi, có mùi lạ và bị vón cục.
Nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá như: đậu tương phải rang chín, ngô cần nghiền nhỏ… trước khi phối trộn. Khối lượng nguyên liệu phối trộn phải căn cứ vào số lượng và mức ăn cho từng giai đoạn của lợn.
Cách phối trộn thức ăn: Dàn đều các loại nguyên liệu trên nền khô theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Với loại nguyên liệu ít như khoáng và vitamin… phải trộn trước với ít bột ngô hoặc cám gạo rồi mới trộn với các nguyên liệu khác. Trộn thật đều đến khi hỗn hợp có màu sắc đồng nhất rồi cho vào dụng cụ bảo quản.
Bà con hết sức lưu ý số lượng thức ăn tinh phối trộn trong 1 ngày phải đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn (tính theo kg). Các giáo viên thường có bảng tính khẩu phần ăn rất rõ ràng, bà con có thể in để tiện tra cứu. Về phòng bệnh, bà con cần biết các loại vaccin phòng bệnh phổ biến ở lợn như: Tụ dấu lợn, xoắn khuẩn, dịch tả lợn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ