Mô hình kinh tế Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Ngày đăng 03/07/2015

Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Tôm được hỗ trợ theo mô hình Viet Gap tại đầm ông Hồ Đức Toàn bình quân đạt 85 - 90 con/kg

Đầm tôm được hỗ trợ theo chương trình khuyến nông, khuyến ngư năm nay là của ông Hồ Đức Toàn, ở xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng. Tổng kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng/mô hình cho đầm có diện tích gần 10.000m2, trong đó trên 5.000m2 ao đầm dùng để nuôi và gần 4.000m2 ao dùng để lắng và xử lý nước. Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Sau 57 ngày nuôi, với quy trình chăm sóc tôm theo tiêu chuẩn Viet Gap, người nuôi sử dụng các chất vi sinh và hóa chất vệ sinh ao đầm hợp lý theo hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, tôm thu hoạch đạt tỷ lệ từ 85 - 90 con/kg. Với 5.000m2 ao đầm, ông Toàn thu được trên 5 tấn tôm (năng suất 10 tấn/ha), thu trên 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi 300 triệu đồng.

Cùng với nghiệm thu mô hình của ông Hồ Đức Toàn, cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầm Nguyễn Văn Tài, xóm Đồng Văn về chăm sóc tôm

Ngoài mô hình tôm của ông Hồ Đức Toàn, trong chương trình hỗ trợ khuyến nông năm 2015, Trung tâm khuyến nông còn còn hỗ trợ mô hình nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tài, nuôi tại xóm Đồng Văn, xã Quỳnh Bảng nuôi được gần 2 tháng, hiện đang phát triển tốt nhưng chưa đến kỳ thu hoạch. Đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh đánh giá: trong khi nhiều vùng nuôi tôm đang lao đao vì dịch bệnh thì các mô hình tôm do Trung tâm khuyến nông hỗ trợ thành công là tín hiệu đáng mừng; đồng thời, rất cần được ban ngành và nuôi tôm tìm hiểu, học tập để rút kinh nghiệm nhân rộng cho vụ tôm năm tiếp theo.


Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thủy sản dưới tán rừng Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ… Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó