Nuôi gà Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Tác giả Nguyễn Thanh Hoài, ngày đăng 12/04/2016

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Một số dị tật đặc biệt ở phôi thai giai đoạn cuôi liên quan đến thiếu các chất:

• Vitamin B12 (mỏ ngắn, cơ chân phát triển kém, perosis, gà con chết sơm).

• Vitamin D (còi cọc, mềm xương, mỏ ngắn)

• Vitamin E (xuất huyết gà con sau khi nở)

• Vitamin K (tỷ lệ chết giai đoạn cuối cao, nội tạng lệch và xuất huyết giai đoạn cuối)

• Biotin (chân cong yếu, bàn chân và cánh yếu, mỏ cong vẹo-mỏ vẹt)

• Niacin (bề ngoài không bình thường, thiếu mỏ)

• Axit Pantothenic (xuất huyết dưới da, bộ lông khác thường)

• Vitamin B2 (còi cọc, móng cong, phù nề, lông tơ cứng)

• Iod (cuống rốn không đầy đủ, thời gian ấp kéo dài)

• Sắt (thiếu máu, hệ tuần hoàn kém)

• Mangan (xương chân mềm, dây chằng kém, mỏ cong, chết từ 18-21 ngày, đầu hình cầu, cánh ngắn, bụng lồi, phù nề)

• Kẽm (xương sống, chân và đầu không bình thường, mắt nhỏ)

Quá nhiều chất Bo, như từ thuốc trừ sâu sử dụng để xử lý phân, dẫn đến ngoại hình biến dạng và thừa selen có thể dẫn tới chết giai đoạn cuối, móng chân bị vẹo, cánh ngắn và mỏ ngắn hoặc không có.

Mất hoạt động của vitamin có thể xảy ra nếu hỗn hợp vitamin được bảo quản không thích hợp.

Xử lý nhiệt thức ăn trong quá trình và làm viên có thể làm mất một số loại vitamin.

Các nghiên cứu phục hồi lượng vitamin nên được tiến hành ở thức ăn bột để xác định lượng mất đi xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt.

Việc này sẽ có thể cho phép mức bổ sung được điều chỉnh để đảm bảo rằng thức ăn cuối cùng chứa những vitamin mong muốn.

 


Cẩn thận với ổ lót trứng Cẩn thận với ổ lót trứng Phát hiện mới về virus cúm gia cầm Phát hiện mới về virus cúm gia cầm