Nuôi lợn (Heo) Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong đậu nành ở lợn con cai sữa

Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong đậu nành ở lợn con cai sữa

Tác giả T.P. (Theo allaboutfeed), ngày đăng 20/04/2016

Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong đậu nành ở lợn con cai sữa

Một thử nghiệm được tiến hành để đo tỷ lệ tiêu hóa của protein thô (CP) và các axit amin (AA) ở lợn cai sữa trong bột đậu nành nguyên dầu (FFSB) được sản xuất từ:

• các giống đậu tương thông thường (CV),

• có hàm lượng protein cao (HP), hoặc

• hàm lượng oligosaccharide (LO) trong đậu nành thấp.

• một lượng bột đậu nành (SBM) đã được chế biến từ nhiều giống đậu tương thông thường cũng được sử dụng trong thử nghiệm.

Lập (công thức về) chế độ ăn có tinh bột ngô chứa CV, HP, LO, hoặc SBM là nguồn duy nhất chứa AA.

Một chế độ cho ăn không có nitơ đã được áp dụng để xác định những thiếu hụt về AA trong ruột hồi.

Hệ số tiêu hóa chuẩn của AA ở ruột hồi (CISD) về bốn thành phần trên được đo lại, có sử dụng 10 con lợn thiến (trọng lượng cơ thể ban đầu: 10,1 ± 1,82 kg) được trang bị một ống thông dò hình chữ T trong ruột hồi (ngoại biên).

CISD của leucine, lysine, và phenylalanine trong CV lớn hơn trong SBM, nhưng CISD của AA tại HP và LO không khác biệt so với CISD của AA tại SBM.

Trừ methionine, tryptophan, và cysteine, không có sự khác biệt nào trong CISD của AA giữa ba loại FFSB đã được quan sát.

Có thể kết luận rằng CISD của hầu hết các AA trong HP và LO không có sự khác biệt nào so với CISD của AA trong CV hoặc trong SBM, nhưng CV có một CISD của leucine, lysine, và phenylalanine lớn hơn SBM nếu sử dụng làm thức ăn cho lợn cai sữa.

 


Stress làm giảm chất lượng thịt lợn Stress làm giảm chất lượng thịt lợn Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để…