Người Chăn Nuôi Trong Nước Không Dùng Chất Cấm
Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.
Ông Đinh Sỹ Chung ở xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) có trại gà công nghiệp đẻ trứng với 50.000 con cho biết, bây giờ chăn nuôi trang trại lớn chủ yếu là phòng bệnh, ít khi phải dùng thuốc trị bệnh.
“Nếu có phải dùng thuốc trị bệnh thì các trang trại lớn như chúng tôi thường dùng các loại thuốc được phép sử dụng, còn chất kháng sinh cloramphenicol theo tôi được biết thì loại chất này đã bị cấm khoảng 5 năm nay” - ông nói.
Theo ông Chung, hiện nay, đối với bệnh tiêu chảy ở gà, lợn có rất nhiều loại thuốc thế hệ mới, giá cả cũng phải chăng và các chất kháng sinh trong các loại thuốc này chỉ tồn dư từ 3-5 ngày như amoxicillin và nhiều loại thuốc khác.
Ông Nguyễn Văn Thắm ở thôn Dưỡng Thọ, xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam), hiện đang nuôi gần 4.000 con gà Móng (gà Sách đỏ), trong đó khoảng 3.000 gà đẻ trứng ấp dùng để nhân giống. Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi gà đẻ nhân giống bảo tồn nguồn gen là chính, nên không thể sử dụng kháng sinh, chứ nói gì đến kháng sinh CAP. Bởi con gà đẻ cũng như “bà chửa” vậy, dùng kháng sinh là hỏng ngay. Hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh thay thế tốt được phép sử dụng nên chúng tôi chẳng dại gì dùng loại kháng sinh độc hại đã bị cấm này”- ông Thắm cho biết.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Bộ NNPTNT đã đưa chất kháng sinh cloramphenicol vào danh mục cấm. TS Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Người chăn nuôi trong nước ý thức rõ được những hệ lụy và hậu quả từ việc sử dụng các chất kháng sinh đã bị cấm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ