Mô hình kinh tế Người con làng biển

Người con làng biển

Tác giả Hoàng Minh, ngày đăng 23/12/2015

Người con làng biển

Năm 1984 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, ông tham gia hợp tác xã khai thác hải sản Quyết Tiến xã Quỳnh Phương.

Đến năm 1990, nhận thấy, nhiều loại hải sản đặc sản của bà con ngư dân khai thác được, bảo quản theo phương pháp truyền thống và đem bán tiêu thụ trên địa bàn huyện đưa lại giá trị không cao, ông lặn lội tìm tìm hiểu nhu cầu thị trường tại thành phố Vinh, Hà Nội và một số thị trấn, thành phố khác để quyết định chuyển sang làm dịch vụ thu mua hàng hải sản tươi sống xuất khẩu.

Với phương châm vừa làm kinh doanh, dịch vụ vừa mở rộng quy mô sản xuất và thị trường, ông xây dựng 02 cơ sở thu mua theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại bến cá Cửa Cờn xã Quỳnh Phương với tổng diện tích 650 m2, 01 cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con ngư dân trên các tàu cá, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho 15 đến 20 người với mức lương 2,5 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng và từ 25 đến 35 lao động thời vụ với mức lương 1,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Song song với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ông cũng dành thời gian học tập kinh nghiệm bảo quản hàng hải sản tươi sống tại Cửa Lò, Sầm Sơn, tích cực tìm tòi tài liệu và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, dạy nghề, bảo quản chế biến thủy hải sản xuất khẩu do Ban khuyến ngư và Hội Nông dân các cấp tổ chức;

Vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm học tập được để bảo quản theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hoá từ ngoài khơi về của hàng thu mua và từ cửa hàng thu mua đến với khách hàng.

Từ đó, sản phẩm của ông không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong huyện, thành phố Vinh, TP Thanh Hóa, Hà Nội mà còn xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc, Lào và cung cấp cho một số nhà máy đông lạnh để xuất khẩu sang các nước khác; góp phần làm cho giá trị sản phẩm và thu nhập của bà con ngư dân được tăng lên.

Năm 2001, ông được hội viên nông dân ở chi hội Hồng Thái bầu làm Chi hội trưởng.

Ngoài việc dùng vốn gia đình đầu tư vốn cho các tàu thuyền chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến, ông còn vận động xây dựng quỹ chi hội để hỗ trợ cho các hội viên khó khăn vay vốn không lãi suất.

Từ những việc làm thiết thực đó, chỉ sau một thời gian ngắn, số hội viên của chi hội nông dân Hồng Thái tăng từ 24 người lên 102 người.

Hiện nay, gia đình ông đầu tư gần 2 tỷ đồng vốn cho 70 tàu đánh cá để trao đổi hàng hoá không lãi suất.

Hàng năm thu mua từ 230 đến 270 tấn sản phẩm, cho doanh thu trên 15 tỷ đồng, trong đó lãi ròng từ 400- 500 triệu đồng, đưa thu nhập bình quân của gia đình từ 4 - 6,3 triệu đồng/khẩu/tháng;

Giúp đỡ cho 2- 3 hộ thoát nghèo bằng hình thức hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, bảo quản, chế biến sản phẩm và cho vay vốn không lãi suất từ 25 đến 40 triệu đồng/hộ/năm.

Năm 2011 giúp đỡ cho gia đình anh chị Giang Cự, gia đình chị Oanh ở thôn Hồng Thái thoát nghèo với số tổng số tiền trên 43 triệu đồng.

Ngoài ra, hàng năm gia đình ông còn đóng góp cho hoạt động từ thiện từ 5 đến 15 triệu đồng.

Với những đóng góp của mình, ông được các cấp Hội Nông dân tôn vinh là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.

Tháng 5 năm 2012, ông vinh dự là một trong 7 điển hình tiêu biểu đại diện cho nông dân Nghệ An dự Hội nghị Tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.


Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Nuôi dúi, may túi đựng tiền Nuôi dúi, may túi đựng tiền