Tôm thẻ chân trắng Người nuôi tôm cần biết Nguyên nhân làm tôm chạy trong ao và cách xử lý

Người nuôi tôm cần biết Nguyên nhân làm tôm chạy trong ao và cách xử lý

Ngày đăng 03/06/2015

Người nuôi tôm cần biết Nguyên nhân làm tôm chạy trong ao và cách xử lý

Những nguyên nhân sau đây làm tôm chạy:

- Do tôm đói ăn, hay lạ thức ăn.

- Do chất luợng nước ao nuôi thay đổi bất lợi cho tôm.

- Do nền đáy bị ô nhiễm.

- Do bị quấy rối bởi các sinh vật ký sinh.

- Do thời tiết thay đổi.

- Do đàn tôm giống quá nhạy cảm.

1. Do tôm đói, ăn thiếu, hoặc lạ thức ăn do người nuôi tôm thay đổi đột ngột hiệu thức ăn. Trong trường hợp này, người nuôi cần điều chỉnh, tăng cường lượng thức ăn cho phù hợp, cần theo dõi kỹ lượng thức ăn cho phù hợp, cần theo dõi kỹ lượng thức ăn trong sàng, số lượng sàng, vị trí đặt sàng. Nếu cần thay đổi nhãn hiệu thức ăn vì lý do nào đó, nên pha trội và chuyển dần trong 3 - 4 ngày. Tốt nhất nên quyết nên dùng một loại thức ăn ngay từ đầu.

2. Do chất luợng nước ao nuôi thay đổi đột ngột các thông số như pH (pH giảm do trời mưa, sử dụng một số hoá chất nào đó...), do độ mặn, nhiệt độ... Trong trường hợp này, phần lớn nước ao trong, đo bằng đĩa đo độ trong (Secchi) độ trong lớn hơn 50 cm. Cần kiểm tra và điều chĩnh các yếu tố môi trường. Thay nước mới là một biện pháp tốt.

3. Do nền đáy bị ô nhiễm, thường là những ao nuôi tôm 30 ngày tuổi trở lên nếu không quản lý chất lượng thức ăn có thể đã bắt đầu bị ô nhiễm vì thức ăn dư thưa. Nền đáy ao bị bao phủ rong mềm, tảo lam... cũng là nguyên nhân làm cho tôm chạy. Các loại khí độc phát sinh từ đáy như NH3, CH3, H2S... làm cho tôm chạy để tìm dưỡng khí. cần khử độc ở đáy bằng cách tăng cường sục khí, siphong đáy, dùng vôi và các loại men vi sinh...

4. Do bị quấy rối bởi các sinh vật ký sinh tấn công vào mang, các bộ phụ... nên khó chịu và chạy nhiều trong ao. Có thể quan sát nhóm ký sinh bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng có những nhóm rất nhỏ thì cần nhờ đến các nhà kỹ thuật mới phát hiện. Việc diệt trừ các vi sinh vật ký sinh này được cho là không mây khó khăn, tốt nhất là dùng FORMALIN vào buổi sáng và tăng cường chạy máy quạt nước, có thể thay bằng KICH - ZOO, BKC 80%, MKC, AV -70...

5. Thông thường, các đàn tôm nhạy cảm với môi trường có thể bóc lên chạy khi thời tiết chuẩn bị thay đổi, ví dụ như chuẩn bị mưa, chuẩn bị có áp thấp nhiệt đới... Người nuôi nên bình tĩnh, vì trong trường hợp này, cho tôm ăn giảm đi một ít là biện pháp tốt nhất.

6. Trong quá trình nuôi chúng tôi đã theo dõi thỉnh thoảng có những đàn tôm chạy liên tục từ khi thả tôm giống cho tới khi thu hoạch. Tôm chi ngừng chạy trong thời gian cho ăn, nhưng khi kiểm tra tôm lẫn môi trường đều không thấy có dâu hiệu gì lạ. Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân, đành xếp vào nhóm tôm chạy do đàn giống quá nhạy cảm.

Nói chung tôm chạy do nhiều nguyên nhân, cần xác định cho chính xác nguyên nhân cụ thể làm cho tôm chạy tại ao nuôi mới nên đưa ra phương án xử lý.

Tags: nuoi tom, tom chay trong ao, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn phát hiện và xử lý bệnh đốm trắng trên tôm Hướng dẫn phát hiện và xử lý bệnh… Nuôi cá lóc trong bể xi măng Nuôi cá lóc trong bể xi măng