Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tỷ lệ đẻ giảm - Phần 2
3. Các vấn đề sinh sản:
Việc ghi chép sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm tra lên giống.
Cần quan sát nái ở chu kỳ kiểm tra lên giống đầu tiên (sau khi phối từ 18~21 ngày) và lần thứ hai (sau phối từ 36~42 ngày).
Để hỗ trợ lên giống cho nái cần cho nái tiếp xúc với đực trong thời gian thích hợp.
Thụ tinh nhân tạo cũng nên để nái tiếp xúc với đực.
Phương pháp tiếp xúc tốt nhất là cho tiếp xúc qua bên ngoài chuồng.
Ngoài ra, cần huấn luyện kỹ phương pháp lấy tinh, kích thích khi phối, kỹ thuật phối...
Kỹ thuật từ khi lấy tinh tới khi đưa vào cây phối rất rộng cần được học đầy đủ.
Tinh khi lấy xong nên sử dụng ngay.
Nếu tinh được bảo quản không đúng phương pháp, nhiệt độ không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai.
Người trực tiếp phối phải có kỹ thuật thành thục.
Cần đánh giá năng suất nái với những kỹ thuật đó.
Nếu tỷ lệ mang thai dưới 75% thì cần huấn luyện và đánh giá lại kỹ thuật viên phối giống.
Nếu người phối giống không nắm vững đầy đủ về kỹ thuật thì năng suất sinh sản trại sẽ tiếp tục bị sụt giảm.
Nên bố trí công việc phù hợp khác và thay người phối.
4. Di chuyển sau khi phối:
Sau khi phối từ 5~35 ngày không nên di chuyển nái.
Sau 35 ngày, nếu không cần thiết thì cũng không nên di chuyển heo.
Nếu di chuyển không phù hợp, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ và khiến số nái đào thải cao.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ