Nuôi lợn (Heo) Nguyên nhân và phương án lâu dài với hiện tượng nái hậu bị/nái rạ không lên giống - Phần 2

Nguyên nhân và phương án lâu dài với hiện tượng nái hậu bị/nái rạ không lên giống - Phần 2

Tác giả NCN, ngày đăng 03/06/2016

Nguyên nhân và phương án lâu dài với hiện tượng nái hậu bị/nái rạ không lên giống - Phần 2

2. Tập cho lợn cái hậu bị mới đến thích nghi với nông trại của bạn

Nếu nái mới được chuyển từ nơi khác đến, nó cần thời gian khoảng 6-8 tuần trước phối để thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường, cách chăm sóc quản lý mới.

Một nguyên nhân quan trọng hơn là những nái mới này chưa có miễn dịch chống lại những mầm bệnh thường xuyên có mặt trong trại của bạn, đặc biệt là đối với những nái có nguồn gốc từ các trại có an toàn sinh học cao (do ít tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm nên chưa có miễn dịch).

Nếu như trại của bạn có các bệnh như viêm phổi Mycoplasma, PRRS, giả dại, TGE mà nái hậu bị đang sạch bệnh được đưa trực tiếp thẳng vào trại cho tiếp xúc với những mầm bệnh này thì có nhiều khả năng là chúng sẽ bị bệnh rất nặng, có thể gây không lên giống và không thụ thai suốt đời.

Trong trường hợp này cần tiêm chủng cho chúng trước khi đem vào trại.

Đồng thời trộn kháng sinh vào thức ăn ở liều phòng trong 3 tuần đầu tiên.

Ngay cả khi lợn nái có nguồn gốc từ những trại có tình hình dịch tể ở mức tương đương với trại của bạn thì cũng cần tối thiểu 3 tuần để nái làm quen với môi trường mới và cũng là để phòng ngừa sự lây lan bệnh lẫn nhau giữa đàn cũ và số heo mới.

Các thủ tục cụ thể phụ thuộc vào các bệnh trong đàn của bạn so với các đàn gốc của nhóm heo bạn mới mua về.

Các vấn đề sau cần được xem xét:

1/ Xác định những bệnh mà nái hậu bị đã được tiếp xúc ở trại gốc trước khi mua về so với những bệnh hiện diện trong đàn của bạn.

2/ Quyết định xem lợn cái hậu bị có thể được nhập đàn ngay hay cần có thời gian cách ly.

Nên nhớ trong thời gian cách ly, cần phải đối xử với những heo mới như là nguồn bệnh thực sự nên tất cả các dụng cụ chăn nuôi, con người cần tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh an toàn tuyệt dối.

3/ Parvovirus - Tiêm phòng lợn cái hậu bị 2-3 tuần trước khi giao phối, cho nái tiếp xúc với phân của heo lứa (8-16 tuần tuổi).

Đặt 3.3kg phân vào trong chuồng của nái, làm 3 lần/tuần

4/ Bệnh Aujeszky - Tiêm phòng ngay khi mới mua về

5/ TGE - Nếu lợn cái hậu bị chưa từng tiếp xúc bệnh này, nên cách ly tiêm chủng nếu đàn của bạn mang vi rút này hoặc nếu vắc-xin không có sẵn thì có thể cho nái tiếp xúc với phân heo cai sữa ngay sau khi mới mua về.

6/ Run bẩm sinh – cho các lợn cái hậu bị mới tiếp xúc với phân từ chuồng nái đẻ ba lần một tuần.

7/ Rotavirus - cho các lợn cái hậu bị mới tiếp xúc với phân heo cai sữa ba lần một tuần.

8/ Teo viêm mũi: Tiêm phòng ngay khi mới mua về

9/ Dấu son -Tiêm phòng ngay khi mới mua về

10/ E.coli - cho các lợn cái hậu bị mới tiếp xúc với phân heo cai sữa hoặc phân từ chuồng đẻ.

Tiêm phòng khi mang thai.

11/ Leptospirosis - Tiêm phòng ngay khi mới mua về

12/ Viêm phổi Mycoplasma - Nếu lợn đến từ một đàn không nhiễm bệnh này thì nên tiêm chủng trước khi mua về hoặc tiêm chủng từ nhỏ nếu có thể.

13/ Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS)- có thể mua lợn cái hậu bị có huyết thanh dương tính để nhập vào đàn cũng có huyết thanh dương tính với PRRSV.

Nếu lợn cái hậu bị mới có huyết thanh âm tính với PRRSV (tức là chưa từng bị nhiễm PRRSV), có thể cách ly và tiêm chủng trong khi mới mua về hoặc cho chúng tiếp xúc với một môi trường bị nhiễm PRRSV trong trại trong vòng 1-2 giờ.

Ví dụ như cho chúng đi vào một tòa nhà có chứa lợn từ 6 đến 12 tuần tuổi là lý tưởng.

Nên cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với virus PRRS sáu tuần trước khi giao phối.

Tránh sử dụng nhau thai thay cho phân trong mục đích giúp nái hậu bị làm quen với hệ vi sinh vật gây bệnh của trại.

Vì phương pháp dùng nhau thai có thể làm tăng nguy cơ mẹ ăn thịt con khi chúng đẻ sau này.

 


Tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi - Phần 1 Tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi… Phương án lâu dài với nái hậu bị không lên giống Phương án lâu dài với nái hậu bị…