Nuôi lợn (Heo) Nhận biết và phòng bệnh giả dại trên lợn

Nhận biết và phòng bệnh giả dại trên lợn

Tác giả Nguyễn Văn Minh Trung tâm Đào tạo và tư vấn KHKT, ngày đăng 27/08/2018

Nhận biết và phòng bệnh giả dại trên lợn

Bệnh do virus thuộc họ Herpesviridae, gây viêm não ở heo con theo mẹ, lợn sau cai sữa và lợn hậu bị với tỷ lệ chết cao.

1. Đặc điểm và nguyên nhân

  • Trên lợn lớn không có triệu chứng đặc trưng nên khó phát hiện.
  • Virus xâm nhập qua đường miệng, mũi, đường sinh dục, qua màng nhau thai và các vết thương ngoài da.
  • Virus có nhiều trong chất tiết của mũi, miệng, cơ quan sinh dục và nhau thai.

2. Nhận biết qua triệu chứng

Bệnh xảy ra ở thể cổ điển với các triệu chứng:

  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, biểu hiện: co giật, động kinh, liệt… lợn chuyển động không định hướng, dáng đi không chắc chắn, xoay vòng tròn.
  • Sốt cao 42oC, ủ rũ, giảm ăn.
  • Lợn ốm bị kích thích, run, co giật, sùi bọt mép.
  • Đồng tử giãn lợn mất khả năng thị giác, nôn hoặc muốn nôn.
  • Lợn ốm rất mẫn cảm với tác động bên ngoài, khi sờ vào thì lợn rít lên. Về sau tính mẫn cảm giảm xuống và lợn kêu lạc giọng, cuối cùng do liệt các dây chằng cuống họng nên bị mất tiếng.
  • Lợn cong lưng, mông yếu, khi nằm xuống chân bơi trong không khí (bơi chèo). Đây là đặc điểm đặc trưng của bệnh.
  • Lợn nái không động dục hoặc có biểu hiện động dục nhưng phối nhiều lần không đạt (động dục giả), lợn nái chửa có biểu hiện sảy thai, tiêu thai, đẻ non, lợn con sinh ra yếu, xoạc chân, bôi chèo…
  • Lợn đực giống ủ rũ, bỏ ăn, ho nhẹ, dịch hoàn sưng, chất lượng tinh dịch giảm. Virus lây lan qua đường sinh dục.

3. Bệnh tích

  • Không có bệnh tích điển hình, những biến đổi bệnh tích tập chung ở não, màng não bị xung huyết, xuất huyết não.
  • Niêm mạc mũi bị sưng, phổi bị viêm và phù nề, phổi xung huyết, hoặc có các điểm hoại tử trên bề mặt phổi
  • Lợn theo mẹ, xuất huyết điểm ở dưới vỏ thận.
  • Trên gan có nhiều điểm hoại tử màu xám hoặc hơi vàng

4. Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là dùng vắc xin

Vệ sinh thú y

Bảo vệ đàn heo chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài:

  • Thay thế đàn: nguồn heo sạch bệnh, có kháng thể bảo hộ, cách ly theo dõi trước khi vào trại.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí.
  • Phun thuốc sát trùng bằng: Iodine 10%, Vinadin hoặc B.K.Vet, Virkon, Antisep hoặc các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
  • Không nuôi động vậy khác, nhất là chó, mèo, bò… trong trại.
  • Định kỳ kiểm huyết thanh học đàn giống phát hiện thú mang trùng.

Tiêm phòng bằng vắc xin

Tiêm phòng vắc xin Giả dại cho nái, hậu bị và heo con. (Heo con bú sữa đầu của nái có tiêm phòng có thể bảo hộ được 6 – 10 tuần).    

Dùng vắc xin phòng bệnh giả dại theo lịch sau:

Loại lợn Thời điểm tiêm Loại Vacxin Cách sử dụng
Lợn con 56 – 84 ngày tuổi ( hoặc tiêm theo chỉ định của BSTY hoặc tiêm khi nổ dịch Giả dại Tiêm bắp
Lợn hậu bị Tuần 28 và tuần 31 Giả dại Tiêm bắp
Lợn nái mang thai Tuần thai 11 Giả dại Tiêm bắp
Đực giống 4 tháng 1 lần Giả dại Tiêm bắp

Nâng cao sức đề kháng

Dùng điện giải hoặc VTM, hoặc GlucoK – C pha nước uống, nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải.

5. Điều trị

Không có phương pháp điều trị. Liệu pháp truyền kháng huyết thanh chỉ cho kết quả khi ở giai đoạn đầu của bệnh.

Liệu pháp kháng sinh chỉ giúp kiểm soát các loại vi khuẩn phụ nhiễm


Bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại Đồng bằng sông Hồng Bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái… Nhận biết và phòng bệnh dịch tả heo Nhận biết và phòng bệnh dịch tả heo