Trồng lúa Nhận biết và xử lý lúa ngộ độc phèn

Nhận biết và xử lý lúa ngộ độc phèn

Tác giả GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, ngày đăng 03/08/2021

Nhận biết và xử lý lúa ngộ độc phèn

Trong canh tác lúa phải phát hiện sớm triệu chứng lúa bị ngộ độc nhất là ngộ độc phèn để có biện pháp hóa giải, hạn chế tác hại của nó.

Triệu chứng ngộc phèn: (a) Ở rễ; và (b) ở lá. Ảnh: Bảo Vệ.

Nhận biết triệu chứng lúa bị ngộ độc phèn

Đất phèn chiếm khoảng một nửa diện tích đất canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngay cả đất phù sa ven sông cũng có chứa vật liệu sinh phèn ở tầng đất dưới sâu. Chính vì vậy sau khi ruộng khô rồi ngập nước trở lại đất thường rất chua, trị số pH có thể dưới 4, gây độc cho lúa. Trong canh tác lúa phải phát hiện sớm triệu chứng lúa bị ngộ độc để có biện pháp hóa giải, hạn chế tác hại của nó.

Lúa bị ngộ độc phèn có rễ màu nâu đỏ đậm, thô, ít rễ lông hút. Ở những ruộng có vùi rơm rạ phân hủy trong điều kiện ngập nước, rễ lúa có cả màu đen kèm theo ngộ độc hữu cơ và chết (hình a). Khi lúa bị ngộ độc, hô hấp của rễ giảm không tạo ra đủ năng lượng để hút dưỡng chất. Vì vậy, lúa bị ngộ độc thường kèm theo triệu chứng thiếu dinh dưỡng và tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu trên lá phát triển.

Lúa bị ngộ độc phèn có bộ lá kém phát triển. Phiến lá hẹp, ngắn thẳng đứng, có màu nâu đỏ bầm và thường kết hợp với triệu chứng thiếu P (hình b). Ngộ độc phèn làm lúa nhảy chồi kém và giảm khả năng chống chịu bệnh nhất là bệnh đạo ôn lá.

Biện pháp xử lý lúa bị ngộ độc phèn

Khi phát hiện lúa bị ngộ độc phèn cần phải xử lý như sau:

Tháo bỏ ngay nước ruộng có chứa độc chất phèn. Để việc tháo rửa độc chất được nhanh và hiệu quả thì khi làm đất cần phải đánh nhiều rãnh nước trong ruộng. Rãnh có chiều ngang 20 cm, sâu 20 cm và các rãnh cách nhau khoảng 6-9m.

Các rãnh này phải được nối với mương thoát nước. Khi rút nước phải rút cạn nước trong các rãnh để độc chất trong đất trôi theo ra. Rãnh này còn giúp hạn chế hiện tượng “dồn phèn” về một góc ruộng khi bơm nước.

Phân bón Đầu Trâu mặn phèn của Công ty CP Phân bón Bình Điền. 

Bơm nước mới vô ruộng khi mặt đất răn nhẹ (Lưu ý không để nứt nẻ). Thường ngộ độc phèn đi cùng với ngộ độc hữu cơ, vì vậy sau khi rút cạn nước nên để cho mặt ruộng răn nhẹ là để cho những độc chất ở thể khí nhanh chóng bay ra. Nếu có điều kiện thực hiện việc rửa thêm một lần nữa thì rất tốt.

Bón phân Đầu Trâu Mặn Phèn - sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Trong phân Đầu Trâu Mặn Phèn có nhiều Canxi, lân và có cả silic giúp nhanh chóng hóa giải phèn trong đất, đồng thời gia tăng tính chống chịu ngộ độc cho lúa và tạo ra rễ mới.

Sau vài ngày nhổ lúa kiểm tra bộ rễ. Thấy rễ mới mọc trắng thì tiếp tục bón phân chăm sóc bình thường. Nếu rễ chưa ra nhiều, có thể lặp lại việc xử lý như trên thêm một lần nữa.


Tác hại và biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa Tác hại và biện pháp phòng trị rầy… Bộ đôi OM468 và TBR39 triển vọng ở ĐBSCL Bộ đôi OM468 và TBR39 triển vọng ở…